Tin tức
Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
- 02/08/2020 |Cách phòng ngừa và điều trị tiêu chảy hiệu quả
- 25/08/2020 |Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?
- 10/09/2020 |Bị tiêu chảy ở mức độ nào thì đi nên đi thăm khám bác sĩ?
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Trẻ sơ sinh thông thường đi ngoài từ 3 - 5 lần/ngày, và không có dấu hiệu bị sụt cân thì đây là hiện tượng bình thường mẹ không nên quá lo lắng. Ngược lại khi thấytrẻ sơ sinh bịtiêu chảysủi bọtkèm theo cơ thể xanh xao, sụt cân thì con đang mắc tiêu chảy nghiêm trọng hơn bình thường.
Bên cạnh đó, mẹ dễ nhận thấy phân của con lỏng hơn, có màu vàng, tóe nước kèm bọt, đôi khi bĩnh xì hơi, đi tè cũng bĩnh ra quần chút màu vàng. Khi có các dấu hiệu trên mẹ cần kiểm tra ngay lý do tại saotrẻ sơ sinhbị tiêu chảy sủi bọt để có hướng điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, chỉ thay đổi nhỏ về nguồn sữa cũng khiến bé đi ngoài nhiều lần. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạngtrẻ đi ngoài sủi bọtnhư:
2.1 Do chất lượng sữa mẹ
Nếu trẻ dưới 6 tháng còn bú mẹ thì phần lớn nguyên nhân đến từ vấn đề sữa mẹ khiến hệ tiêu hóa của con không hấp thụ được. Việc mẹ ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé.
2.2 Sử dụngthuốc kháng sinh
Trẻ uống thuốc kháng sinh dễ bị tiêu chảy sủi bọt
Nếu mẹ hoặc bé uống thuốc kháng sinh thì cũng có thể gây ra tác dụng phụ là hiện tượng trẻtiêu chảy sủi bọt. Đặc biệt là khi trẻ bị bệnh và phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ ảnh hưởng đến lợi khuẩn ở đường ruột.
2.3 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượngtrẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt. Nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ núm ti hoặc tay bé không được rửa sạch khi bỏ lên miệng mút khiến vi khuẩn dễ xâm nhập đường ruột làm rối loạn tiêu hóa.
2.4 Do nhiễm Rota virus
Mẹ hoặc trẻ có tiếp xúc với trẻ khác bị tiêu chảy là yếu tố nguy cơ hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm rotavirus
khi nhiễm rotavirus khiến trẻ bị đi ngoài nhiều, mất nước, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nên các phụ huynh cần cực kỳ lưu ý. Nó khiến phân trẻ có chất nhầy, màu xanh hoặc nâu,… và sủi bọt.
Có rất nhiều nguyên nhân mà các mẹ chưa hề nghĩ tới
3. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?
Nếu bé nhà mình gặp tình trạng này thì ba mẹ hãy tham khảo ngay các cách điều trị và ngăn ngừa sau đây theo khuyến cáo của chuyên gia:
3.1 Cho trẻ uống men tiêu hóa
Nếu phát hiện béđi ngoài có sủi bọtcùng chất nhầy do chưa tiêu hóa hết đường trong sữa, mẹ hãy cho trẻ uống loại men tiêu hóa phù hợp nhất. Chú ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào với trẻ nhỏ.
3.2 Chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng của mẹ
Sữa mẹ là thực phẩm chính của trẻ sơ sinh, do đó mẹ cần chú ý cân bằng lại thực đơn hàng ngày của mình. Điều này giúp đảm bảo được nguồn sữa chất lượng, mát, hạn chế tình trạngtrẻ đi ngoài có sủi bọt.
Mẹ cần chú ý chế độ ăn để không ảnh hướng đến sữa cho bé bú
Mẹ hãy tăng cường thêm rau củ quả, sữa chua,… hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều chất béo,… Tạo ra chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng vào việc tăng cường sức đề kháng và lợi khuẩn đường ruột của con.
3.3 Thay đổi sữa công thức
Với những trẻ sử dụng sữa công thức thì mẹ cần kiểm tra lại thành phần có trong sữa có phù hợp với sức khỏe của con không. Nếu bé dùng sữa mới dễ tiêu chảy, phân có mùi, có bọt thì mẹ nên dừng lại và tham khảo loại sữa khác.
Chú ýhệ tiêu hóacủa trẻ sẽ mất 2 - 3 ngày để thích nghi với thành phần sữa nên sẽ có thể xuất hiện triệu chứngtrẻ đi ngoài có sủi bọt. Chính vì vậy, mẹ cần bình tĩnh theo dõi và xử lý.
3.4 Giữ vệ sinh cho trẻ
Ngoài các biện pháp ở trên, mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ dùng của trẻ luôn sạch sẽ, sát trùng cẩn thận. Khi sử dụng bình sữa, núm vú, khăn giấy,… mẹ nên tìm mua các sản phẩm của thương hiệu uy tín, chính hãng, an toàn.
4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có nguy hiểm không?
Mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng khi trẻ tiêu chảy có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọtmẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con uống bởi khi sử dụng sai cách sẽ gây nhiều nguy hiểm. Nếu mẹ thấy con có các dấu hiệu sau cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức tránh các nguy hiểm xấu xảy ra:
Bé bị tiêu chảy sủi bọt kéo dài trên 2 - 3 ngày vẫn không khỏi.
Phân trẻ lẫn máu.
Trẻ lười ăn, bỏ bú, mệt mỏi.
Trẻ bị sốt cao.
Người xanh xao, gầy yếu, da nhăn nheo, mất nước nghiêm trọng.
5. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ khám chữa bệnh an toàn cho trẻ
Sau khi áp dụng các cách trên nhưng tình trạngtrẻ đi ngoài sủi bọtvẫn không thuyên giảm, mà còn kèm theo các dấu hiệu khác mẹ cần hết sức lưu ý. Lúc này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ nhi khoa khám và kiểm tra tổng quát cho trẻ.
Mẹ hãy đến đăng ký và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế an toàn, chất lượng đảm bảo với đội ngũ bác sĩ khoa nhi dày dặn kinh nghiệm sẽ xử lý nhanh chóng vấn đề mà trẻ nhỏ mắc phải. Đồng thời các thiết bị máy móc tiên tiến, cơ sở vật chất sạch sẽ, hiện đại giúp hỗ trợ và điều trị bệnh chính xác nhất.
Mẹ hãy gọi ngay hotline1900 56 56 56để được các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn kỹ lưỡng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!