Tin tức
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết
- 12/11/2021 |Các dấu hiệu cho thấy khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết
- 12/11/2021 |Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị sốt xuất huyết mới nhất
- 12/11/2021 |Nhận biết các giai đoạn sốt xuất huyết để có cách xử lý hiệu quả
- 17/11/2021 |Góc tư vấn: Sốt xuất huyết xong ăn gì cho khỏe?
1. Biến chứng hạ tiểu cầu khiến sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và nguy hiểm
Thông thường, bệnh nhânsốt xuất huyếtsẽ trải qua 3 giai đoạn và triệu chứnggiảm tiểu cầuthường xuất hiện ở giai đoạn 2 (từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7). Cụ thể như sau:
- Ở giai đoạn đầu (3 ngày đầu): Người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức đầu và sốt cao. Những triệu chứng này giống với một số loại bệnh khác, vì thế để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm.
Hạ tiểu cầu là biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
- Ở giai đoạn 2 (cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7): Giai đoạn này bệnh nhân đã giảm sốt nhưng lại xuất hiện một số biểu hiện nghiêm trọng như giảm tiểu cầu và gây xuất huyết ở những mức độ khác nhau.
- Ở giai đoạn 3 (từ sau ngày thứ 7): Những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi,… đã nhanh chóng được cải thiện. Bệnh nhân đã hạ sốt và chỉ số tiểu cầu cũng trở về mức bình thường.
Nếu được chăm sóc đúng cách, phần lớn bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ không xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10 đến 20% bệnh nhân gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng khiến họ gặp nguy hiểm đến tính mạng, nhất là biến chứng giảm tiểu cầu.
Nếu tình trạng giảm tiểu cầu quá mức sẽ có thể gây ra tình trạng chảy máu tự nhiên dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam và nguy hiểm hơn là chảy máu nội tạng, chẳng hạn như chảy máu não, chảy máu dạ dày,…
Bởi vậy, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết, bác sĩ luôn chú trọng việc theo dõi chỉ số tiểu cầu của người bệnh. Cần bổ sung chế độdinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết. Đối với những trường hợp tiểu cầu có xu hướng giảm nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định truyền tiểu cầu, truyền máu kịp thời để phòng tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Xét nghiệm máu để theo dõi chỉ số tiểu cầu của bệnh nhân
Những trường hợp phụ nữ mang thai nếu không may bị sốt xuất huyết và có triệu chứng giảm tiểu cầu nghiêm trọng có thể gây xuất huyết bánh rau, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai.
Một số bệnh nhân sốt xuất huyết xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen, thì cần được thực hiện xét nghiệm nhanh chóng vì rất có thể hiện tượng này là do chảy máu đường tiêu hóa gây ra. Đây là biến chứng nguy hiểm, phức tạp và cần khắc phục càng sớm càng tốt.
2. Chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết
2.1. Bù nước và điện giải là điều quan trọng nhất
Trước khi lưu ý đến chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết, bệnh nhân cần được bù nước và điện giải. Nguyên nhân là do bệnh sốt xuất huyết thường gây ra sốt cao, cơ thể mệt mỏi,… và dễ xảy ra tình trạng mất nước.
Người bệnh cần được bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sốt cao
Người bệnh cần uống thật nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch điện giải oresol để bù lại lượng nước mất đi và giúp cơ thể nhanh chóng hạ sốt. Ngoài nước lọc và dung dịch oresol, bệnh nhân cũng có thể uống một số loại nước ép trái cây có chứa nhiềuvitamin Cnhư nước ép cam, bưởi, nước chanh,… hoặc cũng có thể uống nước dừa - nước dừa được ví như một loại dung dịch bù điện giải tự nhiên cho cơ thể.
2.2. Nên bổ sung những loại thức ăn dạng lỏng
Do cơ thể yếu nên bệnh nhân dễ bị chán ăn và khó ăn, chính vì thế, người nhà nên lưu ý hãy bổ sung những loại thức ăn dạng lỏng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Một số món ăn phù hợp có thể lựa chọn như các món cháo, các món súp,… Những món này không chỉ giúp bệnh nhân dễ ăn, dễ tiêu hóa mà cũng có thể mang lại giá trị dinh dưỡng cao, giúp bệnh nhân sớm hồi phục. Ngoài ra, bệnh nhân cũng lưu ý hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh nguy cơ bị khó tiêu, chướng bụng.
2.3. Gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết
Như đã nói ở phía trên, sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng giảm tiểu cầu và để khắc phục tình trạng này, có thể bổ sung cho bệnh nhân một số loại thực phẩm giúp tăng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Một số loại rau củ và trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, đu đủ, rau bina hay súp lơ xanh,...
Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng tiểu cầu trong máu
- Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết, bạn đừng quên những thực phẩm có chứa nhiều axit béo Omega 3, chẳng hạn như quả óc chó, hạt lanh, rau bina,…
- Một số loại ngũ cốc nguyên hạt, những loại rau, các loại đậu,… có chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa cũng giúp cải thiện tình trạng hạ tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết.
- Thực phẩm giàu folate: Thiếu folate cũng có thể làm giảm tiểu cầu vì thế bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu folate khi bị sốt xuất huyết. Folate có nhiều trong một số thực phẩm như măng tây và các loại ngũ cốc.
- Thực phẩm giàu vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang,… sẽ giúp tiểu cầu luôn khỏe mạnh.
- Vitamin B12: Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như cá hồi, thịt gà, cá ngừ, thịt bò,... cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết.
- Thực phẩm giàu axit amin cũng rất tốt để tăng tiểu cầu, tạo các tế bào máu mới.
- Thực phẩm giàu Vitamin K cũng giúp các tế bào tăng trưởng một cách tối đa và bạn có thể tìm thấy vitamin K trong các loại thực phẩm như rau cải xoăn, gan và trứng,…
Nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu thêm về chế độ chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết hoặc muốn đặt lịch khám sớm, hãy liên hệ với tổng đài1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!