Tin tức
Hướng dẫn cách phòng bệnh trĩ hiệu quả từ thói quen thường ngày
- 20/03/2024 |Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách nào an toàn và hiệu quả?
- 24/03/2024 |Cẩm nang y tế: cắt trĩ ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
- 24/03/2024 |Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị an toàn, hiệu quả
- 24/03/2024 |Nguyên nhân bệnh trĩ do đâu? Phòng ngừa bằng cách nào?
- 24/04/2024 |Điều trị trĩ không lo chi phí bằng công nghệ cao tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
1. Tìm hiểu chung về bệnh trĩ
Trĩ hiểu đơn giản là tình trạng tĩnh mạch tại vùng hậu môn hoặctrực tràngcó xu hướng bị giãn ra. Phụ thuộc theo vị trí khởi phát, bệnh lý này thường chia thành 2 dạng phổ biến. Bao gồm:
- Trĩ nội: Khởi phát từ bên trong trực tràng, phía trong đường lược. Theo đó, hệ thống tĩnh mạch tại cuối trực tràng sẽ hình thành búi trĩ, phát triển mạnh trên niêm mạc ống trực tràng. Vì khởi phát bên trong thực tràng nên người bệnh khó phát hiện sớm, do không sờ thấy. Bệnh nhân chủ yếu phát hiện khi kích thước búi trĩ đã lớn, lồi ra ngoài hậu môn.
- Trĩ ngoại: Khởi phát ngoài đường lược. Cụ thể, búi trĩ xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch ngoài hậu môn giãn ra. Với loại trĩ này, người bệnh có thể sờ thấy búi trĩ.
Trĩ có thể khởi phát từ bên trong trực tràng hoặc ngoài hậu môn
2. Trĩ xuất hiện do những yếu tố nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trĩ nội, trĩ ngoại như:
- Gen di truyền: Thường thì người sinh ra trong gia đình từng có thành viên bị trĩ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhiều nhóm gen đã được chứng minh là có khả năng làm tăng nguy cơ mắc trĩ.
- Áp lực tại vùng bụng: Tình trạng thừa cân, mang thai, vận động mạnh,... dễ tạo áp lực lên vùng bụng, khiến tĩnh mạch tại hậu môn và trực tràng bị giãn, hình thành búi trĩ.
- Táo bón hoặctiêu chảykéo dài: Tình trạngtáo bónlàm cho người bệnh phải rặn nhiều hơn, kích thích tĩnh mạch tại hậu môn bị giãn ra, tăng rủi ro hình thành búi trĩ. Bên cạnh đó tình trạng tiêu chảy kéo dài lại là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước, tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển.
- Một số yếu tố khác: Chẳng hạn như lười vận động, ngồi nhiều, lạm dụng rượu bia, uống không đủ nước, thiếu chất xơ, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, ngồi lâu khi đi đại tiện, rặn nhiều, khối u tại vùng đại tràng,... là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc trĩ.
Bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển
3. Triệu chứng thường gặp ở người bị trĩ
Ở người bị trĩ, các dấu hiệu khá đặc trưng. Cụ thể như:
- Sờ thấy cục lồi lên tại hậu môn (biểu hiện của trĩ ngoại) hoặc sờ thấy khối lồi ra sau khi đi đại tiên, phải dùng tay đẩy khối này vào trong hậu môn.
- Sưng, đau khi búi trĩ bị sa hoặc tắc mạch.
- Đi đại tiện ra máu.
- Xuất hiện cảm giác ngứa hoặc kích thích tại vùng hậu môn.
- Đau rát khi búi trĩ lớn dần.
4. Biến chứng của bệnh
Trĩ là bệnh lý không thể xem thường, bởi nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phổ biến nhất phải kể đến là:
- Gây thiếu máu: Khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
- Tắc mạch: Những cục máu đông có khả năng hình thành tại mạch máu búi trĩ, gây tình trạng tắc mạch, thậm chí là hoại tử.
- Viêm loét và nhiễm trùng quanh hậu môn: Khiến người bệnh hay bị ngứa, đau rát tại vùng hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, búi trĩ có thể bị hoại tử.
- Trĩ sa nghẹt: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, gây tắc mạch máu, hoại tử.
- Ung thư đại tràng: Người bị ung thư đại tràng có nguy cơ cao mắc trĩ.
Trĩ dễ khiến cơ thể thiếu máu, mệt mỏi
5. Hướng dẫn cách phòngbệnh trĩ
Để phòng tránh bệnh trĩ, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Gồm rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám,... những loại thực phẩm có tác dụng làm mềm phân.
- Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân, hỗ trợ hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
- Hạn chế rặn mạnh khi đi đại tiện: Trong quá trình đi đại tiện, bạn không nên rặn quá mạnh. Bởi hành động này dễ khiến tĩnh mạch bị giãn, hình thành búi trĩ.
- Duy trì luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày: Tập vận động hàng ngày có thể nào ngăn chặn tình trạng táo bón, giảm bớt áp lực tại vùng tĩnh mạch.
- Không nên ngồi quá lâu: Dù ngồi làm việc hay ngồi bồn cầu, bạn cũng không nên ngồi quá lâu, dễ tạo áp lực lên hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn.
Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ - cách phòng bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả
6. Một số phương pháp điều trị trĩ phổ biến
6.1. Điều trị nội khoa
Các phương pháp điều trị nội khoa chủ yếu áp dụng khi tình trạng bệnh còn nhẹ, chưa phải can thiệp ngoại khoa. Sau đây là 2 nhóm giải pháp điều trị phổ biến nhất:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày: Tập trung vào chế độ ăn uống nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm cay nóng và chất kích thích. Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyên là không nên hoạt động mạnh, hạn chế ngồi lâu.
- Điều trị bằng thuốc: Thường là thuốc bôi hoặc thuốc nhét tại chỗ, thuốc tác động vào tuần hoàn tĩnh mạch.
Người bệnh thường được tư vấn dùng thuốc khi trĩ chưa nặng
6.2. Điều trị ngoại khoa
Trường hợp điều trị nội khoa không còn hiệu quả, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định can thiệp ngoại khoa.
- Loại bỏ hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ: Áp dụng với trường hợp người bị trĩ đã xuất hiện biến chứng huyết khối.
- Loại bỏ túi khí bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu: Chủ yếu áp dụng cho những trường hợp bị trĩ ở mức độ nhẹ.
- Chích xơ với trĩ độ 1 và độ 2: Không áp dụng cho người bị trĩ ngoại.
- Thắt dây thun: Bác sĩ sẽ thắt một vòng dây thun bao quanh búi trĩ nhằm gây thiếu máu cục bộ, khiến búi trĩ dần teo lại và rụng đi một cách tự nhiên. Phương pháp này áp dụng cho người bị trĩ độ 2 và đội 3.
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Áp dụng cho người bị trĩ độ 3 và độ 4. Nguyên lý của phương pháp cắt trĩ này là khiến mạch máu trĩ phía trên và ở giữa bị gián đoạn. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành khâu niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng (phần bị sa phía trên), đưa hệ thống búi trĩ vào trong ống hậu môn, khiến chúng bị teo đi. Ưu điểm của phương pháp này là hầu như không gây khó chịu.
- Khâu mạch THD: Kỹ thuật cắt nguồn cung cấp máu đến vùng hậu môn, làm giảm kích thước của búi trĩ.
- Cắt trĩ phương pháp kinh điển: Chẳng hạn như phương pháp Ferguson, Milligan Morgan,... những kỹ thuật này thường gây đau bởi tác động trực tiếp vào búi trĩ.
Muốn hạn chế tối đa tác động củatrĩ nội, trĩ ngoại đến đời sống hàng ngày, bạn nên chú ýkhám sức khỏeđịnh kỳ để phát triển sớm và điều trị kịp thời. Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm là địa chỉ y tế tin cậy khách hàng có thể lựa chọn. Trong đó, thế mạnh nổi bật của MEDLATEC so với những đơn vị khác phải kể đến:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều chuyên gia đầu ngành.
- Trung tâm Xét nghiệm hiện đại tiêu chuẩn ISO 15189:2012, được Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP.
- Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máysiêu âm, máychụp X quang, máy cộng hưởng từ MRI, máy CT cắt lớp,.... nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Thụy Sĩ,....
- Hệ thống phòng mổ vô khuẩn đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Ca khách hàng cắt trĩ tại MEDLATEC
Như vậy, dễ thấy rằngcách phòng bệnh trĩkhông hề khó thực hiện. Chỉ cần áp dụng một vài thay đổi trong thói quen ăn uống, tập luyện, đi đại tiện là bạn đã có thể hạn chế nguy cơ mắc trĩ. Trường hợp nghi ngờ mắc trĩ hoặc bất kỳ bệnh lý nào, bạn hãy đi thăm khám sớm để tăng hiệu quả điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline1900 56 56 56củaMEDLATECđể được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!