Tin tức

Hướng dẫn cách chữa viêm mũi họng bằng thuốc và tại nhà

Ngày 04/01/2022
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Viêm mũi họng không phải là bệnh lý hiếm gặp, thường xảy ra ở người có sức đề kháng kém hoặc khi thời tiết giao mùa. Dù phổ biến song không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh cũng như cách chữa viêm mũi họng đúng để bệnh nhanh khỏi, ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

1. Chẩn đoán viêm mũi họng

Viêm mũi họngdo nhiều tác nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất vẫn do nhiễm virus. Khi cơ thể nhiễm tác nhân gây bệnh, triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khoảng 1 - 3 ngày. Triệu chứng viêm mũi họng có thể kéo dài từ 5 - 10 ngày hoặc lâu hơn tùy vào hệ miễn dịch và cũng như biện pháp điều trị.

Viêm mũi họng thường do virus

Viêm mũi họng thường do virus

Muốn điều trị nhanh chóng, đúng cách và hiệu quả, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm bệnh viêm mũi họng cũng như tác nhân gây bệnh. Triệu chứng nhận biết bệnh lý này bao gồm:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.

  • Ho, đau rát cổ họng.

  • Chảy nhiều nước mắt, ngứa mắt.

  • Hắt xì liên tục.

  • Mệt mỏi, đau nhức cơ.

  • Sốt nhẹ.

  • Chảy dịch mũi sau.

Nếu nước mũi sau một vài ngày trở nên đặc hơn, đổi sang màu hơi vàng hoặc xanh thì thường là viêm mũi họng cấp. Triệu chứng bệnh kéo dài, ít rầm rộ hơn và ít đáp ứng với thuốc điều trị thường do viêm mũi họng mạn tính.

Hầu hếttriệu chứng viêm mũi họngkhông nguy hiểm, không gây ảnh hưởng lâu dài sau khi được điều trị. Cần lưu ý trường hợp viêm mũi họng do liên cầu khuẩn sẽ gây triệu chứng nặng và nguy cơ biến chứng cao hơn, nhận biết bằng các dấu hiệu như: sốt cao trên 38.5 độ C, sưng amidan, họng đỏ, sưng và đau hạch cổ, tiết dịch trắng,…

Viêm mũi họng do <a href='//www.m88bifa.info/tin-tuc/co-phai-tat-ca-cac-loai-vi-khuan-deu-co-hai-hay-khong-s195-n19688'  title ='vi khuẩn'>vi khuẩn</a> thường nặng, cần dùng đến kháng sinh

Viêm mũi họng do vi khuẩn thường nặng, cần dùng đếnkháng sinh

Để chẩn đoán viêm mũi họng, bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng người bệnh mô tả cùng với thăm khám sức khỏe. Người bệnh nên liệt kê đầy đủ các triệu chứng gặp phải để chẩn đoán viêm mũi họng chính xác cùng nguy cơ biến chứng để kịp thời ngăn ngừa điều trị.

Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm mẫu niêm mạc họng để tìm kiếm vi khuẩn. Bên cạnh đó, các hạch bạch huyết quanh cổ cũng được kiểm tra xem có tình trạng nhiễm trùng lan rộng hay không.

Nếu viêm mũi họng thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể kiểm tra kỹ hơn bằng siêu âm, nội soi mũi họng để tìm nguyên nhân. Các trường hợp này có thể liên quan đến polyp mũi, bất thường cấu trúc mũi họng,… cần can thiệp điều trị để giảm viêm mũi họng tái phát.

2. Chữa viêm mũi họng với thuốc Tây y

Thuốc Tây y chữa viêm mũi họng được chỉ định khá phổ biến, có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng bệnh nhanh, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc đều hiệu quả với mọi trường hợp viêm mũi họng, cần có chẩn đoán và chỉ định sử dụng của bác sĩ.

Cụ thể những loạithuốc chữa viêm mũi họngthường chỉ định gồm:

2.1. Thuốc kháng sinh

Chỉ dùng kháng sinh chữa viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm, thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Cần dùng kháng sinh đúng, đủ liều và thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Kháng sinh dùng chữa viêm mũi họng cần đủ liều và thời gian

Kháng sinh dùng chữa viêm mũi họng cần đủ liều và thời gian

Các nhóm thuốc kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm mũi họng gồm:

Penicillin: Penicillin được điều chế dùng ở cả loại uống và tiêm nhưng điều trị viêm mũi họng chủ yếu dùng loại uống.

Amoxicillin: thường dùng điều trị viêm mũi họng do vi khuẩn nhạy cảm của đường hô hấp, thuốc dễ uống và dễ hấp thu.

Cephalexin: kháng sinh nhóm beta-lactam này cũng được chỉ định phổ biến, có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của vi khuẩn, giảm nhẹ triệu chứng ho, đau, khó chịu ở mũi họng.

Ngoài ra còn 1 số loại kháng sinh khác như: Ceftriaxone, Clarithromycin, Erythromycin,…

2.2. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Thuốc hạ sốt, giảm đau có tác dụng cải thiện triệu chứng: đau, sốt hoặc khó nuốt, phổ biến dùng là Paracetamol. Đa phần bác sĩ sẽ chỉ định dùng hai loại thuốc này ngắn ngày, cải thiện triệu chứng viêm mũi họng nhanh, mang đến cảm giác dễ chịu.

2.3. Thuốc giảm phù nề

Thuốc giảm phù nề hay còn gọi là men chống viêm tiêu biểu như Serratiopeptidase, Chymotrypsin,… có đặc tính chống viêm, làm tan đờm, giảm phù nề hiệu quả. Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm này có thể dùng dạng ngậm, uống hoặc tiêm đều được.

Điều trị viêm mũi họng với <a href='//www.m88bifa.info/tin-tuc/mot-so-loai-thuoc-long-dom-pho-bien-va-luu-y-khi-su-dung-s195-n18238'  title ='thuốc long đờm'>thuốc long đờm</a>

Điều trị viêm mũi họng với thuốc long đờm

2.4. Thuốc long đờm

Thuốc long đờm có khả năng bẻ gãy liên kết để làm giảm độ đặc, độ nhớt của đờm, ừ đó người bệnh sẽ loại bỏ đờm hơn.

2.5. Thuốc làm sạch họng

Thuốc làm sạch họng cũng được dùng cho bệnh nhân viêm mũi họng, có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh, tạo pH phù hợp cho vùng họng, làm sạch đường thở. Thành phần của thuốc súc họng thường gồm: Acid boric, NaCl, NaF, tinh dầu thơm, kẽm sulfat, xylitol,…

2.6. Thuốc kháng viêm

Hai nhóm thuốc kháng viêm phổ biến gồm:

  • Thuốc kháng viêm NSAID có tác dụng giảm triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ ở vòm họng như diclofenac, Ibuprofen,…

  • Thuốc kháng viêm Corticosteroid có tác dụng kháng viêm trong trường hợp viêm mũi họng nặng như dexamethason, betamethasone, prednisolone.

2.6. Thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi có tác dụng giảm sưng nề do viêm niêm mạc mũi, giảm tắc nghẽn dịch mũi gây khó chịu. Tuy nhiên không lạm dụng thuốc xịt mũi vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.

Thông thường khi dùngthuốc chữa viêm mũi họng, triệu chứng sẽ hết sau khoảng 5 - 7 ngày, bạn cũng cần nghỉ ngơi, bổ sung nước cho cơ thể để thuốc có tác dụng tốt hơn.

3. Các biện pháp chữa viêm mũi họng tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân viêm mũi họng cũng nên áp dụng các biện pháp tự cải thiện, xoa dịu triệu chứng bệnh tại nhà như:

Súc miệng nước muối để giảm viêm mũi họng

Súc miệng nước muối để giảm viêm mũi họng

  • Súc miệng với nước muối để giảm sưng viêm, đau rát cổ họng.

  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí, máy xông hơi để thông tắc dịch đờm, giảm khó chịu cổ họng.

  • Uống mật ong pha nước ấm để làm dịu cổ họng.

  • Ăn các món canh, soup ấm nóng.

  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn.

Với các biện pháp chữa viêm mũi họng trên, triệu chứng bệnh hầu hết được cải thiện và khỏi sau khoảng 1 tuần. Nếu triệu chứng kéo dài không thuyên giảm, hãy đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân, chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng cũng như các vấn đề đề sức khỏe khác. Bệnh viện hội tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo người bệnh được điều trị hiệu quả nhất.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline1900 56 56 56để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map