Tin tức

Hội thảo trực tuyến số 14: HPV DNA tự lấy mẫu - Giải pháp tăng cường tiếp cận trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ngày 23/05/2024
Phụ nữ trên toàn cầu nói chung có nhiều mối lo lắng về phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, do phổ biến thứ 3 hiện nay, nhưng lại dễ dàng chủ động sàng lọc, phát hiện sớm ngay tại nhà qua xét nghiệm HPV DNA tự lấy mẫu. Đây cũng là nội dung Hội thảo trực tuyến số 14 về chủ đề “HPV DNA tự lấy mẫu - Giải pháp tăng cường tiếp cận trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung”, do PGS. TS. BS Vũ Bá Quyết - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương và ThS. Trần Thị Thanh Huyền - Trưởng nhóm phụ trách Sinh học phân tử - Phòng Vi sinh - Trung tâm Xét nghiệm Hệ thống Y tế MEDLATEC chia sẻ diễn ra chiều ngày 24/5. Chương trình do Hệ thống Y tế MEDLATEC phối hợp cùng Công ty TNHH Roche Việt Nam tổ chức và được phát sóng trực tiếp trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Những con số giật mình về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung hiện là mối lo lắng sức khỏe hàng đầu của chị em phụ nữ. Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong các loạiung thưở nữ trên thế giới. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có 604.127 ca mắc mới, 341.831 ca tử vong, tức trung bình cứ 2 phút có 1 ca tử vong do ung thư cổ tử cung.

PGS. TS. BS Vũ Bá Quyết - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ chủ đề “HPV DNA tự lấy mẫu - Giải pháp tăng cường tiếp cận trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung” tại hội thảo trực tuyến số 14

Theo số liệu thống kê năm 2020, tại Việt Nam, mỗi năm có 2.223 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân thứ 7 gây chết đứng hàng thứ 7 trong các loại ung thư gây chết ở nước ta. Đồng thời, là nguyên nhân thứ 8 gây chết ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê năm 2021, phụ nữ từ trên 15 tuổi trên cả nước 37,7 triệu mắc HPV, trong đó có 4.132 ca mắc ung thư cổ tử cung và 2.223 ca tử vong.

Chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là có sự hiện diện của virus HPV (chiếm tới 99% số ca mắc), trong đó trên 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung do type 16, 18.

HPV là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục như quan hệ miệng, hậu môn và âm đạo. Bệnh hoàn toàn có thể lây sang người lành ngay cả khi người bệnh không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh.

Các nghiên cứu cho biết, mỗi phụ nữ tính đến 50 tuổi thì có tới 80% phụ nữ đã một lần phơi nhiễm HPV.

Nhiễm HPV dai dẳng làm tăng sinh tế bào và là nguyên nhân gây ung thư. Vì vậy, phát hiện, chẩn đoán HPV giúp kiểm soát, quản lý, phòng chống ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Xét nghiệm HPV DNA tự lấy mẫu - Giải pháp chủ động sàng lọc ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, Bộ Y tế có hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung số 2402/QĐ-BYT ngày 10/6/2019. Theo hướng dẫn này, phác độ sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm:

  • Xét nghiệm HPV định type từng phần;
  • Xét nghiệm tế bào học cổ điển hoặc LBC (Tế bào nhung dịch - Thinprep);
  • VIA (Quan sát cổ tư cung với axit axetic) 2 lần;
  • Xét nghiệm HPV và tế bào học.

Theo đó, tùy nguồn lực, có thể thực hiện xét nghiệm Pap, VIA, hay HPV đầu tay.

Vậy tần suất sàng lọc ung thư cổ tử cung thế nào để phát hiện sớm và không bỏ sót bệnh?Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tần suất tầm soát từ 2, 3, 5 năm tùy theo xét nghiệm.

Về độ tuổi sàng lọc cụ thể như sau:

  • Tuổi 21-65 năm: Tầm soát theo phác đồ, tế bào học mỗi 2 năm nếu sau 3 lần liên tiếp âm tính thì có thể giảm thời gian tầm soát mỗi chu kỳ thêm 1-2 năm.
  • Trên 65 tuổi: Có thể ngưng tầm soát nếu đã tầm soát đủ.

Phương pháp VIA/ VILI chỉ được áp dụng cho các phụ nữ quan quan sát dược cùng tuyển tiếp cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung. Hiện có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung như PAP test, Pap Smear, Thinprep, HPV DNA… Trong đó, phương pháp HPV DNA được xem như chìa khóa “vàng” giúp xác định và phát hiện sớm bất thường ở cổ tử cung.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (USFDA) duyệtxét nghiệm HPVrealtime PCR đầu tay đơn lẻ cho nữ ≥ 25 tuổi.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021: Khuyến cáo sàng lọc bằng xét nghiệm HPV DNA đầu tay với mẫu tự lấy hoặc nhân viên y tế lấy.

Đồng thời, trong chiến lược loại trừ ung thư cổ tử cung, WHO đã chỉ rõ mục tiêu đến năm 2030: “Chúng ta có thể loại bỏ ung thư cổ tử cung ra khỏi sức khỏe cộng đồng và biến nó thành căn bệnh của quá khứ, bằng các biện pháp can thiệp dựa trên chứng cứ và chi phí hiệu quả, bao gồm tiêm phòng cho trẻ gái, sàng lọc và điều trị tổn thương tiền ung thư, cải thiện tiếp cận chẩn đoán và điều trị ung thư xâm lấn”.

Đặc biệt, trong khuôn khổ hội thảo, chuyên gia chia sẻ phương pháp “vàng” tự lấy mẫu xét nghiệm HPV - phương pháp có nhiều ưu việt ung thư cổ tử cung như dễ dàng thực hiện ngay tại nhà, tăng độ phủ sàng lọc chủ động, tiện lợi, bảo đảm riêng tư, hiệu quả.

Theo thông kê, hiện có trên 50% trường hợp ung thư cổ tử cung nhưng chưa được sàng lọc, vì vậy, sự tiện lợi của phương pháp này còn làm gia tăng phát hiện tiền ung thư và ngăn ngừa tiến triển sang ung thư cổ tử cung ở các chị em phụ nữ.

Trước những ưu việt đem lại, hiện nay trên thế giới các quốc gia chính thức triển khai chương trình tự lấy mẫu.

Tự lấy mẫu thực hiện xét nghiệm HPV DNA như thế nào?

Để lấy mẫu bệnh phẩm thực hiện xét nghiệm HPV DNA, trước đây chị em phải đến các cơ sở y tếkhám phụ khoavà được thực hiện lấy mẫu xét nghiệm phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Sản, nhưng giờ đây người bệnh có thể dễ dàng lấy tại nhà. Vậy việc lấy mẫu làm xét nghiệm HPV DNA ngay tại nhà thế nào cho đúng cách là mối quan tâm của rất nhiều y bác sĩ và chị em.

Trong khuôn khổ hội nghị, chuyên gia chia sẻ tới các bác sĩ, độc giả về cách hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm HPV, cách tự lấy mẫu tại Trung tâm Y tế, tạiPhòng khám phụ khoa, bệnh viện.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm HPV DNA tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Cụ thể để thực hiện tự lấy mẫu xét nghiệm HPV DNA, chuyên gia cho biết chị em phụ nữ chỉ cần thực theo 4các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Rửa tay với xà phòng, lau khô
  • Bước 2: Đứng ở tư thế thoải mái
  • Bước 3: Vặn nắp, lấy que tự lấy mẫu tăm ra khỏi ống
  • Bước 4: Đầu ngón tay giữ que ở vạch đỏ
  • Bước 5: Đưa que tăm bông vào âm đạo cho đến khi đầu ngón tay chạm vào âm đạo
  • Bước 6: Xoay que tăm bông trong 10-30 giây. Sau đó rút que ra khỏi âm đạo
  • Bước 7: Cẩn thận tháo nắp lọ chứa dung dịch và đặt lên một bề mặt phẳng, vững
  • Bước 8: Dùng đầu ngón tay trái và phải giữ que ở sát vạch đỏ. Sau đó bẻ que như hình. Chú ý, không chạm tay vào đầu tăm bông để đảm bảo mẫu không bị nhiễm khuẩn
  • Bước 9: Đưa phần thân que chưa đầu tăm bông vào lọ dung dịch
  • Bước 10: Để lọ mẫu chứa dung dịch vào hộp thu gom mẫu. Gửi lại cho nhân viên Y tế.

Ngoài ra, khi lấy mẫu chị em cần lưu ý như sau:

  • Không chạm vào bề mặt đầu tăm bông của que tự lấy mẫu. Chỉ mở que trước khi sử dụng
  • Không sử dụng khi đang mang thai hoặc trong 3 tháng sau sinh
  • Không lấy mẫu trong kỳ kinh nguyệt
  • Không thụt rửa âm đạo hoặc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, các chất bôi trơn âm đạo trong khoảng 3 ngày trước khi lấy mẫu.
  • Không đặt thuốc âm đạo trước khi tự lấy mẫu 1-2 ngày

Xét nghiệm HPV tự lấy mẫu chính xác không? Trả lời câu hỏi này, chuyên gia đã dẫn ra các nghiên cứu 744 phụ nữ tham gia nghiên cứu (tự lấy mẫu và nhận viên y tế lấy mẫu) với 706 cặp kết quả hợp lệ được sử dụng và phân tích. Nghiên cứu đã kết luận HPV DNA PCR có độ nhạy phát hiện CIN2+ / CIN3+ tương đương nhau trên nhóm mẫu tự lấy so với nhóm mẫu nhân viên y tế lấy.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới như Malaysia, Australia, Hồng Kông, Thái Lan cũng cho thấy có sự tương đồng kết quả.

Từ những nội dung chia sẻ của chuyên đề, chuyên gia kết luận 3 thông tin hữu ích về giá trị của xét nghiệm HPV DNA tự lấy mẫu như sau:

  • Xét nghiệm HPV DNA đầu tay đơn lẻ trong sàng lọc ung thư CTC là xu hướng hiện nay.
  • Giải pháp tự lấy mẫu để xét nghiệm HPV DNA đầu tay đơn lẻ giúp phụ nữ tăng độ phủ của chương trình sàng lọc vì HPV DNA là xét nghiệm dựa trên công nghệ PCR có độ nhạy cao giúp phát hiện tiền ung thư cổ tử cung.
  • Hiệu năng xét nghiệm từ giải pháp tự lấy mẫu tương tự như mẫu do Nhân viên Y tế lấy.

Sau 1.5h diễn ra hội thảo trực tuyến số 14 chủ đề “HPV DNA tự lấy mẫu - Giải pháp tăng cường tiếp cận trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung” khép lại thành công tốt đẹp. Tham gia và theo dõi chương trình, bên cạnh được cập nhật kiến thức, thông tin, nhiều câu hỏi, vấn đề quan tâm của các y bác sĩ Sản khoa và đông đảo nhiều khán giả gửi về chương trình đã được chuyên gia tháo gỡ, giải đáp chi tiết.

Hy vọng ngoài việc cập nhật những kiến thức, thông tin trên sẽ giúp bác sĩ lâm sàng thực hành hiệu quả trong tư vấn cho chị em trên toàn quốc về phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay, trong đó có xét nghiệm HPV DNA tự lấy mẫu. Từ đó giúp chị em có cơ hội tầm soát sớm để đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Tại Hệ thống Y tế MEDLATEC với lợi thế hội tụ đội ngũ chuyên gia Sản khoa giàu kinh nghiệm như PGS.TS Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Phụ sản, trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó trưởng khoa Phụ nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương; cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sản giàu kinh nghiệm, y đức như ThS.BS Nguyễn Thu Hiền, BSCKI. Dương Ngọc Vân, BS Nguyễn Thị Phượng... Và sở hữu những thế mạnh vượt trội về hệ thống máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất tại Việt Nam như Cobas 6800, Cobas 5800, hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu như máy MRI, CT, MSCT... Theo đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC có đầy đủ phương tiện, kỹ thuật để phục vụ khám chữa bệnh đa chuyên khoa. Riêng vớitầm soát ung thưcổ tử cung, MEDLATEC đáp ứng đầy đủ các phương pháp xét nghiệm như HPV Genotype PCR hệ thống tự động, HPV genotype Real-time PCR (HPVgenotype 6 và 11).

Đặc biệt, MEDLATEC còn là địa chỉ uy tín triển khai xét nghiệm HPV DNA tự lấy với thời gian trả kết quả nhanh chóng, kịp thời. Cụ thể, nếu nhận mẫu trước 9h sáng, trả kết quả trước 15h cùng ngày; Nhận mẫu sau 9h sáng trả kết quả trước 15h ngày hôm sau. Sau khi có kết quả, khách hàng được chuyên gia, bác sĩ Sản khoa tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Mọi thông tin chi tiết về dịch xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.

Hệ thống y tế MEDLATEC trân trọng gửi tới quý đồng nghiệp thông tin về chương trình Hội thảo trực tuyến số 15, với nội dung cụ thể như sau:

Hội thảo trực tuyến số 15 về chủ đề "Quản lý sảy thai/sảy thai liên tiếp", doPGS.TS Đặng Thị Minh Nguyệt - Phó chủ nhiệm bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y Hà Nội; Phó trưởng khoa Phụ nội tiết - Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ

  1. Chủ đề: Quản lý sảy thai/sảy thai liên tiếp
  2. Chuyên gia báo cáo: PGS.TS Đặng Thị Minh Nguyệt - Phó chủ nhiệm bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y Hà Nội; Phó trưởng khoa Phụ nội tiết - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
  3. Thời gian: 15h00 đến 16h30 thứ 4 ngày 29/5/2024.
  4. Đường link kết nối trực tuyến:

- Qua nền tảng Teams: https://bit.ly/3BqRHp2

- Phát sóng trực tiếp trên Fanpage của BVĐK MEDLATEC: https://bit.ly/3V4adhI

5. Chương trình có cấp chứng nhận đào tạo liên tục

Điều kiện cấp chứng nhận CME:

  • Tham gia tổi thiểu 80% thời lượng của chương trình
  • Và làm bài Post-test đạt từ 50% điểm trở lên.

Chi phí cấp chứng nhận là 50.000đ/ giờ tín chỉ/đại biểu

>>> Ngay bây giờ, quý vị đăng ký tham gia chương trình Hội thảo trực tuyến số 15tại đây.

Mọi thông tin giải đáp thắc mắc, Quý Bác sĩ vui lòng liên hệ: ThS.BS Bùi Văn Long - SĐT: 0388812342 hoặc nhóm Zalo: https://zalo.me/g/aqulox977

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map