Tin tức

Hội chứng đường hầm cổ tay: bệnh lý gây triệu chứng đau và tê tay

Ngày 29/03/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Hội chứng đường hầm cổ tay khiến người bệnh gặp không ít bất tiện. Người mắc phải căn bệnh này hay bị tê, đau cổ tay, nghiêm trọng hơn là có thể bị teo cơ nếu không điều trị. Trong bài chia sẻ kiến thức y khoa sau đây, MEDLATEC sẽ tổng hợp khái quát cách chẩn đoán và điều trị hội chứng này để bạn đọc tham khảo.

1. Hội chứng đường hầm cổ tay là bệnh gì?

1.1. Khái quát bệnh lý

Hội chứng đường hầm cổ tay hay hội chứng ống cổ tay là bệnh lý liên quan đến tình trạng dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép. Theo đó, bệnh lý này xuất hiện khi dây thần kinh giữa gặp phải tác động chèn ép, ảnh hưởng đến ống cổ tay, khiến người bệnh bị đau,tê tay, thậm chí là bị viêm.

Người mắc hội chứng đường hầm cổ tay thường bị đau, tê tay

Người mắc hội chứng đường hầm cổ tay thường bị đau, tê tay

Theo thống kê trên National Library of Medicine, tỷ lệ người mắc bệnh lý liên quan cổ tay mỗi năm ước đạt 50/1000. Đặc biệt trong nhóm nguy cơ cao, tỷ lệ mắc còn lên tới 500/1000.

1.2. Biến chứng

Biến chứng phổ biến nhất ở người mắc hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau nhức, tê bì, mất dần cảm giác ở vùng da tay. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn bị teo cơ, chức năng vận động suy giảm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, giảm hiệu quả lao động cũng như chất lượng cuộc sống.

1.3. Triệu chứng thường gặp

Rối loạn cảm giác và vận động là triệu chứng đặc trưng ở người mắc hội chứng ống cổ tay.

  • Rối loạn về mặt cảm giác: Phần lớn người bệnh đều cảm thấy tê bì, tê buốt như bị kim châm, da tay bỏng rát. Những dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện về đêm nên giấc ngủ bị ảnh hưởng. Khi gấp, ngửa cổ tay, người bệnh cảm thấy như có lực đè, khiến việc vận động khó khăn.
  • Rối loạn về mặt vận động: Chỉ thực sự rõ nét ở giai đoạn bệnh trở nặng. Khi đó, dây thần kinh giữa có xu hướng bịrối loạn vận động. Biểu hiện người bệnh gặp phải lúc này là cầm nắm khó.

Khó cầm nắm đồ vật - triệu chứng xuất hiện khi giai đoạn bệnh bắt đầu trở nặng

Khó cầm nắm đồ vật - triệu chứng xuất hiện khi giai đoạn bệnh bắt đầu trở nặng

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đường hầm cổ tay

Hầu hết người bị mắc hội chứng ống cổ tay đều không thể xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Triệu chứng bệnh có thể giảm khi bệnh nhân dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Ngoài ra, bệnh lý này xuất hiện có thể do nguyên nhân ngoại sinh hoặc nội sinh. Trong đó:

  • Nhóm nguyên nhân ngoại sinh: Chấn thương tác động từ bên ngoài khiến dây thần kinh giữa ống tay bị chèn ép. Bên cạnh đó, các khối u, nang hoạt dịch haybệnh thủy đậucũng là nguyên nhân tác động vào dây thần kinh giữa.
  • Nhóm nguyên nhân nội sinh: Tình trạng ứ dịch trong thời kỳ mang thai,bệnh gout, suytuyến giáp, khớp dạng thấp,... đều là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.

Chấn thương bên ngoài tác động vào cổ tay dễ khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép

Chấn thương bên ngoài tác động vào cổ tay dễ khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép

3. Các biện pháp chẩn đoán hội chứng đường hầm cổ tay

3.1. Thăm hỏi triệu chứng kết hợp kiểm tra trực tiếp

Trước tiên, bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng kết hợp kiểm tra trực tiếp thông qua một vài nghiệm pháp đặc biệt. Chẳng hạn như:

  • Nghiệm pháp Tinel: Bác sĩ sử dụng búa phản xạ chuyên dụng gõ vào vị trí ống cổ tay (tay bệnh nhân trong tư thế duỗi thẳng). Nếu bệnh nhân bị đau hoặc tê giật ở ngón tay cái, ngón tay giữa, ngón tay trỏ và 1/2 ngón nhẫn thì có nghĩa nghiệm pháp dương tính.
  • Nghiệm pháp Durkan: Bác sĩ dùng ngón tay cái ấn vào giữa nếp nhăn của cổ tay bệnh nhân. Nếu nghiệm pháp dương tính, bệnh nhân sẽ cảm thấy tê bì, xuất hiện cơn đau tăng dần theo hệ thống dây thần kinh giữa.
  • Nghiệm pháp Phanel: Bệnh nhân cần gập cổ tay tối đa (90 độ) trong khoảng 1 phút. Nếu nghiệm pháp dương tính, người bệnh thường cảm thấy tê bì hoặc xuất hiện cơn đau tại khu vực dây thần kinh giữa.

3.2. Đo điện cơ vàsiêu âm

Bên cạnh thăm hỏi triệu chứng kết hợp nghiệm pháp, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh đo điện cơ và siêu âm để khẳng định kết quả.

  • Đo điện cơ: Chỉ định khi người bệnh có thể đã bước sang giai đoạn nặng, chức năng vận động của tay suy giảm.
  • Siêu âm: Xác định nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như khối u, tình trạng viêm tràn dịch, dây thần kinh bị chèn ép.

4. Một số biện pháp điều trị hội chứng đường hầm cổ tay phổ biến

4.1. Dùng thuốc kết hợp tập vận động

Phương pháp điều trị này chủ yếu được chỉ định khi hội chứng mới chỉ trong giai đoạn đầu. Lúc này, bác sĩ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc chống viêm, Corticoid bổ sung theo đường uống. Song song với đó, người bệnh cần tập vận động theo hướng dẫn.

Người bệnh dùng thuốc kết hợp vận động

Người bệnh dùng thuốc kết hợp vận động

4.2. Nẹp cổ tay

Người bệnh chủ yếu nẹp cổ tay vào ban đêm, duy trì thực hiện đều đặn hàng ngày. Theo nghiên cứu, phương pháp này giúp giảm bớt triệu chứng sau khoảng 4 tuần áp dụng.

4.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ định trong trường hợp tình trạng bệnh đã chuyển nặng. Bệnh nhân lúc này xuất hiện triệu chứng về rối loạn cảm giác, cơ bị teo, các biện pháp điều trị khác không còn hiệu quả.

5. Cách phòng tránh hội chứng đường hầm cổ tay

Duy trì thói quen vận động tay vừa sức, nghỉ ngơi điều độ là một vài biện pháp đơn giản giúp bạn phòng tránh hội chứng ống cổ tay.

  • Cho tay nghỉ giải lao thường xuyên: Cứ sau khoảng 15 đến 30 phút hoạt động liên tục, bạn bạn hãy xoa bóp cổ tay (thực hiện trong 10 đến 30 giây). Tác dụng chính của việc làm này là giúp cổ tay thư giãn, hạn chế tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Duy trì tư thế ngồi khoa học: Bạn cần ngồi đúng tư thế. Bởi tư thế ngồi sai dễ khiến hệ thống dây thần kinh ở vùng cổ bị ảnh hưởng, tác động đến dây thần kinh ở bàn tay.

Tiến hành xoa bóp cổ tay giúp lưu thông mạch máu, thư giãn sau khi duy trì tư thế làm việc một thời gian

Tiến hành xoa bóp cổ tay giúp lưu thông mạch máu, thư giãn sau khi duy trì tư thế làm việc một thời gian

Trường hợp đang làm việc trong môi trường văn phòng, sử dụng máy tính liên tục, bạn nên lựa chọn chuột và bàn phím phù hợp, sao cho tay có thể thao tác thoải mái nhất. Như vậy, tay sẽ ít bị đau, hạn chế phần nào tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.

Trên đây là các thông tin cơ bản vềhội chứng đường hầm cổ tay. Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc hội chứng này, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám cụ thể và tư vấn chi tiết hơn. Một đơn vị y tế bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa CơXương Khớpthuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể liên hệ tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATECđể đặt lịch thăm khám và được hỗ trợ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map