Tin tức
Hiểu thêm về khoảng tỉnh trong chấn thương sọ não và chấn thương sọ não
- 15/03/2023 |Chụp MRI sọ não là gì? Ưu điểm và cần lưu ý gì?
- 13/01/2023 |Triệu chứng chấn thương sọ não kín và hở
- 06/02/2023 |Chấn thương sọ não có nguy hiểm không?
1. Tổng quan về bệnh chấn thương sọ não
1.1. Thế nào làchấn thương sọ não?
Chấn thương sọ nãolà tình trạng gặp phải sang chấn ở đầu khiến cấu trúc bên trong và hộp sọ bị tổn thương. Tình trạng này có thể để lại nhiều di chứng, nguy hiểm đến sự sống của người bệnh.
Một người có thể bị chấn thương sọ não sau khi chịu tác động bởi một cú va đập, đánh mạnh vào đầu. Hoặc cũng có những trường hợp bị chấn thương do có mảnh vỡ hoặc bị đạn xuyên qua mô não.
Chấn thương sọ não không được điều trị sớm và đúng cách có thể nguy hiểm đến sự sống
1.2. Nguyên nhân gây bệnh chấn thương sọ não
Các nguyên nhân thường gặp gây ra chấn thương sọ não có thể kể đến như:
- Tai nạn giao thông: va chạm khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy, ô tô,... là nguyên nhân phổ biến của các ca chấn thương sọ não.
- Tai nạn sinh hoạt: bị ngã ở những vị trí khác nhau trong quá trình di chuyển, hoạt động cũng dễ gây chấn thương sọ não.
- Bạo lực: vết thương từ hành động bạo lực trong gia đình, tập luyện, mâu thuẫn,... cũng có thể gây nên chấn thương sọ não.
- Chấn thương trong thể thao: các môn bóng đá, khúc côn cầu, bóng chày,... tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương sọ não.
- Vụ nổ hoặc thương tích khác: áp lực đi qua não từ một vụ nổ có thể khiến chức năng não bị gián đoạn. Mặt khác, những va chạm mạnh sau các vụ nổ cũng có thể dẫn đến chấn thương sọ não.
Khoảng tỉnh trong chấn thương sọ não là tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh
2. Khoảng tỉnh trong chấn thương sọ não là gì, có ý nghĩa như thế nào?
Sau khi gặp phải chấn thương ở não, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo tức là họ trả lời được các câu hỏi một cách đầy đủ và rõ ràng, biết kêu đau, biết xin nước,... Tuy nhiên, sau đó 3 - 24 giờ hoặc một khoảng thời gian ngắn hơn, bệnh nhân có dấu hiệu buồn ngủ, trả lời câu hỏi không rõ ràng, không rõ nghĩa hoặc không có khả năng trả lời thì đây là dấu hiệu tiên lượng xấu.
Khoảng tỉnh trong chấn thương sọ nãođược hiểu là khoảng thời gian người bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo kể từ thời điểm xảy ra tai nạn cho đến lúc hôn mê. Người bệnh có khoảng tỉnh càng ngắn thì bệnh càng có tiên lượng xấu. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng tụ máu, chảy máu bên trong não hoặc phía dưới hộp sọ.
Có 60 - 70% khối máu tụ đơn thuần bên ngoài màng cứng có khoảng tỉnh rõ trong vài giờ đến vài ngày, cũng có thể lên đến vài tuần. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân chỉ có khoảng tỉnh 15 - 20 phút. Thời giankhoảng tỉnh trong chấn thương sọ nãocủa mỗi bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào vị trí và khối lượng của khối máu tụ.
3. Chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não
3.1. Chẩn đoán
Chấn thương sọ não thường được xếp vào dạng cấp cứu bởi những hậu quả xấu mà bệnh có thể gây ra khi người bệnh không được can thiệp y tế kịp thời. Mức độ nguy hiểm của chấn thương sẽ được bác sĩ đánh giá dựa trên các khía cạnh:
Chụp MRI giúp chẩn đoán chấn thương sọ não
- Thang điểm đánh giá ý thức bệnh nhân Glasgow
Glasgow Coma Scale (Glasgow) là thang điểm hôn mê được dùng để đánh giá tình trạng ý thức ở bệnh nhân bị tổn thương não. Thang điểm này được xác định dựa trên tổng điểm của 3 tiêu chí: điểm đáp ứng mở mắt, điểm đáp ứng vận động và điểm đáp ứng bằng lời nói. Tổng điểm này thấp nhất là 3 và cao nhất là 15.
- Thông tin về triệu chứng mà người bệnh gặp phải
Đây là các thông tin được cung cấp từ phía người chứng kiến sự việc gây nên chấn thương. Để có được thông tin chính xác bác sĩ sẽ đưa ra và căn cứ vào câu trả lời của các câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến chấn thương.
+ Người bệnh có mất ý thức hoàn toàn sau chấn thương không, nếu có thì bất tỉnh trong bao lâu.
+ Thời điểm tỉnh táo, người bệnh có sự thay đổi nào khác về phối hợp tay chân hay gặp phải thương tích khác không.
+ Mức độ lực tác động gây ra chấn thương như thế nào.
- Chẩn đoán hình ảnh
Để đánh giá bệnh nhân có bị chấn thương sọ não không, mức độ chấn thương như thế nào, bác sĩ thường chỉ định các chẩn đoán hình ảnh như:
+Chụp CT-Scanner: mô tả hình ảnh gãy xương, bằng chứng chảy máu não, khối máu tụ hoặc bầm tím mô não.
+ Chụp MRI: cung cấp hình ảnh chi tiết về não bộ, có thể được sử dụng sau khi người bệnh đã ổn định hơn.
3.2. Điều trị
Phương pháp điều trị chấn thương sọ não được bác sĩ đưa ra dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Với chấn thương sọ não nhẹ
Người bệnh yêu cầu được nghỉ ngơi tại chỗ, uốngthuốc giảm đaukhông kê đơn và theo dõi cẩn thận các biểu hiện lâm sàng. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám.
Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho người bệnh biết về thời điểm có thể quay trở lại với học tập, lao động. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn này và không để tinh thần chịu áp lực để ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.
- Với chấn thương sọ não từ mức độ trung bình đến mức độ nặng
Người bệnh cần được cung cấp đủ oxy, ổn địnhhuyết ápvà luôn đảm bảo lượng máu tưới não, tránh xảy ra tổn thương liên quan.
Nếu bị chấn thương sọ não nặng thì người bệnh thường gặp thêm các chấn thương khác nên việc điều trị được thực hiện đồng thời. Mục đích điều trị nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng do viêm nhiễm, chảy máu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Điều trị phục hồi chức năng
Đây là giai đoạn điều trị hồi phục các kỹ năng cơ bản cho người bệnh sớm trở lại với cuộc sống thường ngày. Người bệnh thường đượcvật lý trị liệungay tại cơ sở y tế với những khoảng thời gian khác nhau, bài tập khác nhau tùy thuộc vào mức độ chấn thương.
Nhìn chung,khoảng tỉnh trong chấn thương sọ nãolà một trong những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ có cơ sở đưa ra đánh giá về mức độ nguy hiểm của chấn thương mà người bệnh gặp phải. Ngoài những nội dung chia sẻ trên đây, nếu còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài củaHệ thống Y tế MEDLATEC:1900 56 56 56để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!