Tin tức
Hiểu rõ, đúng nguyên nhân tiêu chảy cấp để phòng ngừa hiệu quả
- 03/11/2020 |Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng
- 10/09/2020 |Bị tiêu chảy ở mức độ nào thì đi nên đi thăm khám bác sĩ?
- 27/12/2020 |Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
1. Tác nhân gây tiêu chảy cấp điển hình nhất
Nguyên nhân gâytiêu chảycấp ở trẻthường gặp nhất là do vi sinh vật, lây nhiễm từ thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sống hoặc vật dụng hàng ngày của trẻ có chứa tác nhân gây bệnh.
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cụ thể, những nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ bao gồm:
1.1. Nhiễm vi khuẩn
Vi khuẩn thường gây bệnh tiêu hóa, phổ biến là tiêu chảy cấp bao gồm: Tả, E.Coli, Shigella, Campylobacter Jejuni,…
1.2. Nhiễm virus
Rotavirus là nguyên nhân thường gặp gây ra các trường hợp tiêu chảy nặng gây mất nước, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi nhiễm Rotavirus thường gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, các virus khác Adenovirus, Enterovirus, Norwalk virus khác cũng gây tiêu chảy, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
1.3. Nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng cũng có thể xâm nhập vàohệ tiêu hóacủa trẻ nhỏ, sinh sôi, phát triển và gây bệnh tiêu hóa. Trong đó, những ký sinh trùng thường gâytiêu chảy cấpgồm: Cryptosporidium, Amip, Giardia, Entamoeba histolytica,…
1.4. Nhiễm trùng khác tiến triển
Đôi khi,vi khuẩngây nhiễm trùng ở các cơ quan khác nhưng không được điều trị tốt có thể gây nhiễm trùng lan rộng. Hệ tiêu hóa ở trẻ là cơ quan dễ bị tổn thương nên cũng dễ bị nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm màng não,…
Trẻ có thể bị tiêu chảy cấp do nhiễm trùng tiêu hóa
1.5. Do tác nhân khác
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vốn vô cùng yếu ớt, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh rất kém nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Đôi khi tình trạng tiêu chảy cấp tính ở trẻ là do dị ứng với thực phẩm, thức ăn hoặc thuốc uống,…
Những nguyên nhân gâytiêu chảy cấpnày thường ảnh hưởng mạnh nhất ở trẻ độ tuổi dưới 2 tuổi. Những trẻ có sức khỏe yếu hoặc hệ miễn dịch nhạy cảm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: trẻ sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng, HIV/AIDS, trẻ mắc bệnh bẩm sinh, trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ liên tục trong ít nhất 6 tháng đầu nên không nhận được kháng thể cần thiết từ mẹ truyền sang.
Sự chăm sóc của cha mẹ, nhất là điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nguồn nước, nguồn thực phẩm bị ô nhiễm cũng là những yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Chủ động phòng ngừa bệnh là biện pháp tốt nhất được khuyến cáo, bởi dù điều trị sớm thì bệnh vẫn gây ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của người bệnh
2. Hướng dẫn phòng tiêu chảy cấp ở trẻ từ Bộ Y tế
Để phòng ngừa tiêu chảy cấp ởtrẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng như ở người trưởng thành, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện tốt các biện pháp sau:
Trẻ nên được hướng dẫn tự sát khuẩn tay sạch sẽ
2.1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
Những thói quen vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh sau là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu chảy cấp cũng như các bệnh lý do vi sinh vật khác ở trẻ:
Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn tay bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ nên lưu ý rèn cho trẻ thói quen này cho đến khi trẻ thực hiện nghiêm túc và thường xuyên.
Điều kiện nhà vệ sinh và xử lý phân đảm bảo vệ sinh: Mỗi gia đình nên lưu ý xây dựng nhà tiêu đảm bảo vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Đặc biệt, phân sống không nên đổ trực tiếp xuống ao, hồ hoặc dùng để bón cây trồng, nhất là rau ăn lá hay quả ăn trái.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ hoặc người lớn mắc bệnh: Vi sinh vật gây tiêu chảy cấp có thể lây nhiễm từ dịch tiết tiêu hóa hoặc phân của người bệnh. Trẻ nhỏ thường chưa ý thức tốt về việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh nên cha mẹ nên theo dõi, hướng dẫn trẻ biện pháp tự bảo vệ bản thân tốt nhất.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống của trẻ: Nhà cửa, vật dụng ăn uống, vật dụng cá nhân và môi trường sống xung quanh nên được đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn.
2.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Hầu hết nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ do nhiễm khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh qua thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh. Dưới đây là những nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm mà cha mẹ cần tuân thủ, đồng thời hướng dẫn trẻ thực hiện.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp ngừa tiêu chảy ở trẻ
Thực hiện ăn chín, uống sôi, không uống nước lã và các thực phẩm chế biến sống, tái,…
Những thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh không được chế biến nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn có thể gây tiêu chảy cấp ở cả người lớn, trẻ có hệ tiêu hóa yếu hơn thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn
Thực phẩm sử dụng trong gia đình, đặc biệt chế biến cho trẻ nhỏ cần lưu ý an toàn, không chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật hoặc phân bón. Ngoài ra, cũng cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, khi chế biến từng khiến trẻ đau bụng, buồn nôn, có triệu chứng tiêu hóa khác.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến món ăn cho trẻ
Vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa có thể lây từ tay người chế biến sang thực phẩm mà trẻ ăn vào.
2.3. Bảo vệ nguồn nước, ưu tiên dùng nước sạch.
Nếu trẻ và nhiều người trong gia đình, trong khu vực sống của bạn thường xuyên bị tiêu chảy cấp, nguyên nhân có thể do nguồn nước. Cần lưu ý các vấn đề vệ sinh nguồn nước như sau:
Nguồn nước uống và nấu ăn cần đảm bảo sạch sẽ
Ưu tiên nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh cho chế biến thực phẩm và ăn uống.
Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cần được bảo quản sạch sẽ, có nắp đậy, không để lẫn nguồn nước bẩn bên ngoài như nước ao, nước sông,…
Nếu không có nước máy, nên sát khuẩn tất cả nước ăn uống bằng cloramin B.
Nguyên nhân tiêu chảy cấpở trẻ chủ yếu do nguồn nước, nguồn thực phẩm không đảm bảo cũng như thói quen ăn uống, vệ sinh không sạch sẽ. Với các biện pháp phòng ngừa trên, cả trẻ và gia đình sẽ được bảo vệ tốt hơn bởi nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!