Tin tức

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Ngày 05/06/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm đối với cả thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì có thể hạn chế nguy cơ biến chứng. Chị em có thể tham khảo một số gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây.

1. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có biểu hiện gì?

Ở giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường gặp phải những triệu chứng như sau:

Mẹ bầu bị tiểu đường thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Mẹ bầu bị tiểu đường thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

- Dù không phải vận động nhiều hay không ăn quá nhiều đồ cay, mặn nhưng mẹ bầu vẫn thường xuyên bị khát nước, miệng khô.

- Khi mang bầu, nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối, chị em thường có cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu mắc tiểu đường ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải thường xuyên hơn dù đã có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ.

- Đi tiểu nhiều hơn: Đây là vấn đề khá thường gặp ở các mẹ bầu, nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối khi thai nhi phát triển và tăng cân nhanh chóng có thể gây chèn ép lên bàng quang. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều cũng là một dấu hiệu thường gặp ở các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối.

- Ngoài những triệu chứng nêu trên, mẹ bầu còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như sụt cân không rõ nguyên nhân, mắt mờ, vùng kín thường xuyên bị ngứa,…

2. Một số biến chứng do tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng sản khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và cả thai nhi. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng cuối:

- Một số biến chứng có thể xảy ra đối với mẹ bầu:

+ Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và nguy cơ tiền sản giật.

+ Nguy cơ sinh non: Khi mắc bệnh tiểu đường, tình trạng rối loạn kiểm soát glucose trong máu chính là nguyên nhân gây ra một số vấn đề như tiền sản giật, huyết áp tăng, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non.

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, chức năng bài tiết suy giảm, mắc chứng viêm đài bể thận cấp, đáng lo ngại hơn là tình trạng nhiễm trùng ối và sinh non,…

+ Khi mắc tiểu đường trong thời gian mang thai, mẹ bầu có nguy cơ cao phải đẻ mổ.

+ Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc chứng tiểu đường type 2 sau sinh.

+ Bệnh tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến thị lực và hệ thần kinh của mẹ bầu.

Tăng nguy cơ sinh non do tiểu đường thai kỳ

Tăng nguy cơ sinh non do tiểu đường thai kỳ

- Một số biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi:

+ Thai nhi có nguy cơ mắc phải một số dị tật bẩm sinh.

+ Thai quá to: Nguyên nhân là lượng đường huyết dư thừa trong cơ thể mẹ có thể được vận chuyển vào thai nhi khiến tuyến tụy của thai nhi phải tăng cường hoạt động chuyển hóa. Do đó, thai nhi có nguy cơ to hơn bình thường.

+ Nguy cơ sinh non.

+ Trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy hô hấp, bệnh vàng da sơ sinh và một số vấn đề về tim mạch.

+ Sau khi chào đời, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa trong tương lai.

2. Thực đơn chobà bầutiểu đường 3 tháng cuối

2.1. Nguyên tắc về chế độ ăn của bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Nếu mắc tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn 3 tháng cuối, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh để đảm bảo kiểm soát đường huyết và hạn chế rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

Mẹ bầu nên ăn đa dạng dưỡng chất

Mẹ bầu nên ăn đa dạng dưỡng chất

- Mỗi ngày, nên cung cấp 1.800 – 2.500 calo cho cơ thể.

- Không nên ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói. Do đó, mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa ăn. Nên ăn 6 bữa một ngày.

- Cho dù loại thực phẩm đó có tốt đến mấy thì cũng không nên ăn quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung đa dạng thực phẩm.

- Mẹ bầu nên ưu tiên các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ít chất béo, có nhiều vitamin và khoáng chất, không nên ăn quá nhiều tinh bột.

- Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế một số thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, các loại đồ ăn chế biến sẵn, các loại bánh kẹo và nước ngọt có gas,…

2.2. Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

- Thực đơn bữa sáng: Mẹ bầu có thể lựa chọn:

+ Bún bò, phở.

+ Cháo yến mạch, thịt nạc hoặc trứng gà, cải bó xôi.

+1 cái ngô luộc, 1 quả trứng luộc, salad trộn với 1/3 quả bơ.

+ 2 quả trứng luộc, 2 lát bánh mì nướng ngũ cốc.

+ Sữa tươi không đường, 1 nửa quả táo và 1 đến 2 lát bánh mì nước ngũ cốc.

Mẹ bầu có thể lựa chọn cháo yến mạch thịt nạc để bổ sung trong thực đơn bữa sáng

Mẹ bầu có thể lựa chọn cháo yến mạch thịt nạc để bổ sung trong thực đơn bữa sáng

- Thực đơn bữa trưa:

+ 1 chén cơm gạo lứt với cá hồi áp chảo và một chút salad trộn.

+ 1 bát cơm trắng, gà nướng, súp bí đỏ, bông cải xanh luộc.

+ 1 bát cơm gạo lứt, canh mồng tơi nấu tôm, trứng luộc.

+ 1 phần cá nướng, 1 của khoai lang nướng hoặc có thể thay khoai lang nước bằng salad trộn.

+ Thịt bò áp chảo, măng tây luộc hoặc khoai tây nghiền.

+ 1 bát cơm gạo lứt , ức gà, 1 quả táo hoặc salad trộn.

+ 1 bát cơm trắng với 150g thịt heo(lưu ý chọn thịt nạc) và 1 phần salad trộn.

- Bữa phụ mẹ bầu có thể lựa chọn:

Sữa chua ít đường, các loại hạt, bột yến mạch với sữa chua không đường, salad bơ, các loại trái cây ít đường, tạo trộn sữa hạt,…

- Bữa tối:

+ Một phần thịt thăn heo nước, 1 lát bánh mì ngũ cốc và một phần salad.

+ 1 bát cơm trắng, canh rau cải thịt băm, tôm nướng.

+ 1 bát cơm gạo lứt, canh hẹ và lườn gà áp chảo.

+ Cháo yến mạch nấu với tôm, 1 bắp ngô, 1 phần salad.

+ Bún gạo lứt, salad thịt nạc.

+ 1 bát cơm gạo lứt, 1 phần cá hồi nướng.

+ 1 bát cơm gạo lứt, thịt bò thăn áp chảo, măng tây luộc.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ và tập luyện nhẹ nhàng, đồng thời tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để được tìm hiểu thêm vềthực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuốihoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mẹ bầu có thể liên hệ đếnBệnh viện Đa khoa MEDLATECđể được tư vấn và hỗ trợ.

Từ khoá: bà bầu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map