Tin tức
Gợi ý 7 công thức nấu cháo lươn cho bé không tanh
- 06/10/2024 | Cháo lươn bí đỏ: Lợi ích dinh dưỡng và độ tuổi sử dụng phù hợp ở trẻ
- 04/10/2024 | 10 cách nấu cháo trứng gà giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm
- 06/10/2024 | Mách mẹ 5 cách nấu cháo cá chép cho bé tăng cân trong giai đoạn ăn dặm
Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt lươn
Lươn là một trong những loại thủy sản nước ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao nên thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe hoặc làm các món ăn cho trẻ nhỏ. Trong thịt lươn có chứa hàm lượng protein cao và nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như: vitamin A, B12, Omega 3, Omega 6, sắt, kẽm, canxi, photpho,...
Thịt lươn chứa hàm lượng protein và dưỡng chất lớn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thêm thịt lươn vào chế độ ăn của trẻ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của bé:
- Cung cấp các amino acid thiết yếu giúp xây dựng mô cơ
- Phát triển thị lực
- Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ
- Nâng cao sức đề kháng
- Có lợi cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của bé
Với những giá trị dinh dưỡng này, lươn là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ, giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt.
Khi nào trẻ có thể ăn lươn?
Trẻ có thể bắt đầu ăn thịt lươn hoặc cháo lươn khi hệ tiêu hóa đã ổn định, thường là từ 1 tuổi trở lên. Vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng tiếp nhận các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt lươn và hạn chế được khả năng dị ứng, cũng như hạn chế nguy hiểm sức khỏe nếu trong thịt lươn tiềm ẩn ký sinh trùng.
Để giúp bé làm quen với món ăn, các bậc phụ huynh nên bắt đầu với cháo lươn loãng. Khi bé đã thích nghi với hương vị và không gặp vấn đề gì, có thể dần dần điều chỉnh độ đặc của cháo.
Đồng thời, để bé dễ ăn trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, cháo nên được xay hoặc nghiền nhuyễn. Nấu cháo cho trẻ ăn dặm nên nấu đơn giản, không sử dụng quá nhiều gia vị phức tạp như người lớn.
Một số lưu ý khi cho bé ăn cháo lươn
Khi cho trẻ ăn dặm với cháo lươn, mẹ cần chú ý đến tần suất phù hợp để đảm bảo bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng mà không bị quá tải.
- Đối với trẻ từ 7-8 tháng tuổi, lươn có thể được bổ sung vào chế độ ăn dặm khoảng 1-2 lần mỗi tuần. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nên mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian.
- Từ 9-12 tháng tuổi, mẹ có thể tăng tần suất lên khoảng 2-3 lần mỗi tuần, giúp bé có thêm nguồn protein chất lượng cao, sắt và các khoáng chất khác từ lươn để hỗ trợ sự phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, món cháo này vẫn cần đảm bảo kết hợp đa dạng các thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bé. Tránh nấu cháo lươn cùng các thực phẩm kỵ lươn như thịt bò hoặc cải kale, cải bó xôi,..., vì sự kết hợp này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Cách nấu cháo lươn cho bé không tanh
Để loại bỏ mùi tanh của lươn và đảm bảo món cháo thơm ngon, dễ tiêu hóa cho bé, mẹ cần thực hiện các bước sơ chế và nấu lươn như sau:
- Sau khi mua về, mẹ nên rửa sạch lươn bằng nước muối loãng hoặc nước chanh để loại bỏ nhớt và mùi tanh.
- Phần ruột và xương lươn cũng cần được lọc bỏ hoàn toàn và sơ chế kỹ càng để tránh gây hóc cho bé.
- Khi nấu cháo lươn, mẹ nên luộc lươn với gừng hoặc hành tươi để tiếp tục khử mùi tanh của lương hiệu quả.
- Sau đó, lươn nên được xé nhỏ và nấu chung với các nguyên liệu giàu dinh dưỡng như bí đỏ, cà rốt, hoặc rau ngót, vừa tăng hương vị vừa bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
- Cuối cùng, để cháo lươn không có mùi tanh, mẹ nên nấu lươn cho đến khi chín kỹ và thêm các loại rau thơm nhẹ như thì là vào món cháo để bữa ăn dặm của trẻ được thơm ngon và hấp dẫn hơn.
7 công thức nấu cháo lươn với các loại rau củ quả
Khi nấu cháo lươn cho bé, việc kết hợp với các loại rau củ phù hợp sẽ không chỉ giúp món cháo thêm ngon miệng mà còn gia tăng giá trị dinh dưỡng. Một số loại rau lý tưởng để kết hợp với lươn bao gồm: rau ngót, bí đỏ, cà rốt, mồng tơi, đậu xanh, khoai môn,.... Những rau củ này không chỉ giúp tăng thêm hương vị mà còn bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất, hỗ trợ bé phát triển toàn diện.
Dưới đây là 7 công thức nấu cháo lươn kết hợp với rau củ cho bé, mẹ có thể tham khảo:
Có nhiều công thức nấu cháo lươn cho bé thơm ngon, hấp dẫn
1. Cháo lươn rau ngót
- Nguyên liệu: 20g rau ngót, 30g thịt lươn, 30g gạo tẻ.
- Cách nấu: Đầu tiên, làm sạch lươn, luộc chín và tách lấy thịt. Nấu gạo tẻ thành cháo cho đến khi mềm. Rau ngót rửa sạch và xay nhuyễn, sau đó cho vào nồi cháo. Thêm thịt lươn vào, khuấy đều và nấu nhỏ lửa cho đến khi cháo đạt độ sánh mịn.
2. Cháo lươn hạt sen
- Nguyên liệu: 30g thịt lươn, 30g gạo tẻ, 20g hạt sen tươi (hoặc khô), 1-2 thìa dầu ăn cho bé
- Cách nấu: Lươn làm sạch, luộc chín và tách lấy thịt, băm nhỏ. Hạt sen tươi tách tâm, rửa sạch (Nếu dùng hạt sen khô, ngâm nước ấm khoảng 1 tiếng cho mềm). Sau đó, vo sạch gạo, ninh cháo cùng hạt sen cho đến khi cả hai chín mềm. Khi cháo đã nhừ, cho thịt lươn vào, khuấy đều và đun thêm 5 phút để cháo sánh mịn. Tắt bếp và thêm một chút dầu ăn cho bé.
3. Cháo lươn bí đỏ
Bí đỏ cung cấp beta-carotene, tốt cho thị lực và tăng cường sức đề kháng cho bé
- Nguyên liệu: 30g thịt lươn, 30g bí đỏ, 30g gạo tẻ.
- Cách nấu: Luộc lươn rồi tách lấy thịt, nấu cháo cho đến khi mềm nhuyễn. Gọt vỏ bí đỏ rồi hấp chín, sau đó đem nghiền nhuyễn. Khi cháo đã nhừ, thêm bí đỏ và thịt lươn vào, khuấy đều cho đến khi cháo có độ sánh mong muốn.
4. Cháo lươn cà rốt
- Nguyên liệu: 30g thịt lươn, 20g cà rốt, 30g gạo.
- Cách nấu: Nấu cháo từ gạo cho chín nhừ. Lươn luộc chín, lọc bỏ xương. Cà rốt hấp chín, nghiền mịn. Thêm thịt lươn và cà rốt vào cháo, khuấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín kỹ.
5. Cháo lươn mồng tơi
- Nguyên liệu: 30g thịt lươn, 20g rau mồng tơi, 30g gạo tẻ.
- Cách nấu: Đầu tiên, làm sạch lươn, luộc chín và tách lấy phần thịt. Nấu gạo thành cháo cho đến khi mềm. Rau mồng tơi rửa sạch và xay nhuyễn. Khi cháo đã nhừ, cho rau mồng tơi và thịt lươn vào, nấu thêm khoảng 5 phút, rồi khuấy đều cho các thành phần hòa quyện.
6. Cháo lươn đậu xanh
Đậu xanh cung cấp protein thực vật giúp thanh nhiệt, giải độc
- Nguyên liệu: 30g thịt lươn, 20g đậu xanh, 30g gạo.
- Cách nấu: Trước khi nấu cháo, cần ngâm đậu xanh 2 tiếng trong nước. Sau đó vo sạch và mang đi nấu với gạo cho đến khi nhừ. Lươn luộc chín, lọc thịt. Khi cháo đã mềm, thêm thịt lươn vào khuấy đều, nấu thêm vài phút cho cháo nhừ và sánh.
7. Cháo lươn khoai môn
- Nguyên liệu: 30g thịt lươn, 30g khoai môn, 30g gạo.
- Cách nấu: Khoai môn gọt vỏ, cắt nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn. Lươn luộc, lọc lấy thịt. Nấu cháo cho nhừ, sau đó cho khoai môn và thịt lươn vào nấu cùng, khuấy đều cho đến khi cháo sánh mịn.
Trên đây là những món cháo từ lươn mà mẹ có thể nấu cho trẻ ăn dặm. Những món cháo này không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết mà còn giúp bé dễ ăn, dễ tiêu hóa.
Nếu có nhu cầu khám dinh dưỡng hoặc sức khỏe tổng quát cho bé, cha mẹ có thể lựa chọn thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Qúy khách hàng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn gói khám và đặt lịch nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!