Tin tức
Góc tư vấn: Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào để đảm bảo kết quả chính xác?
- 04/10/2019 |Các xét nghiệm sốt xuất huyết cơ bản và bổ sung
- 06/02/2020 |Xét nghiệm sốt xuất huyết giúp phát hiện bệnh kịp thời
- 18/02/2020 |Các phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyết phổ biến hiện nay
- 22/10/2021 |Góc giải đáp: Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?
- 03/06/2022 |Thắc mắc xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không và lời giải đáp từ chuyên gia
1. Xét nghiệm máu chẩn đoán sốt xuất huyết có chính xác không?
Chị Lan Anh (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Con trai tôi có hiện tượng sốt cao, mệt mỏi và có nổi ban trên da. Tôi nghi ngờ con bịsốt xuất huyếtnên đã đưa con đến bệnh viện để xét nghiệm. Kết quả cháuâm tính. Tuy nhiên, trong buổi chiều ngày hôm đó, khi được xét nghiệm lại, kết quả lại là dương tính”.
Nhiều người có biểu hiện bệnh sốt xuất huyết nhưng lại có kết quả xét nghiệm âm tính
Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp giống với chị Lan Anh. Tình trạng có kết quả âm tính với sốt xuất huyết từ trước nhưng sau đó lại được yêu cầu nhập viện vì chính căn bệnh truyền nhiễm này, khiến nhiều bệnh nhân không khỏi hoang mang, lo lắng.
- Các chuyên gia lý giải điều này như sau:
Hiện tại, để xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, có 3 loại xét nghiệm cơ bản, bao gồm:
+Xét nghiệm Dengue NS1 để phát hiện virus có tồn tại trong cơ thể người bệnh hay không.
+ Xét nghiệm giải trình tự gen virus để xác định loại virus gây bệnh. Hiện nay, có 4 tuýp Dengue chính gây bệnh bao gồm D1, D2, D3 và D4.
+Xét nghiệm kháng thểDengue IgM, IgG trong máu được thực hiện với mục đích xác định trong cơ thể người bệnh có tồn tại kháng thể chống lại virus gây sốt xuất huyết hay không.
Tuy nhiên, trong những loại xét nghiệm trên, không có loại xét nghiệm nào khẳng định được chắc chắn là bệnh nhân có hoặc không mắc sốt xuất huyết. Chính vì thế có thể nói rằng, trong cùng một ngày, bệnh nhân nhận được 2 kết quả xét nghiệm khác nhau là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Đối với xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên sốt xuất huyết được thực hiện trong vòng 3-5 ngày đầu kể từ khi bệnh nhân bị sốt. Khi đó, nếu nồng độ kháng nguyên vi rút trong máu thấp nên kết quả xét nghiệm sẽ là âm tính, còn nếu cao là dương tính. Đến ngày thứ 7 trở đi, vi rút Dengue trong máu hết dần, lúc này nếu xét nghiệm tìm kháng nguyên sẽ cho kết quả âm tính.Về nguyên tắc, lúc này, bệnh nhân cần được thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể.
Cần thực hiện nhiều loại xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác
Tuy nhiên, một trường hợp khác cũng có thể xảy ra là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus cho thấy kết quả âm tính do nồng độ virus trong máu đã giảm. Nhưng khi xét nghiệm tìm kháng thể chống lại virus, kết quả vẫn âm tính. Tình trạng này là do nồng độ kháng thể chưa đủ cao. Vài ngày sau đó, xét nghiệm kháng thể lại cho kết quả dương tính là điều cũng không quá bất ngờ.
Bên cạnh đó, quy trình lấy máu cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm. Nếu lấy đúng kỹ thuật, đảm bảo vận chuyển mẫu xét nghiệm đúng cách thì sẽ cho kết quả chính xác. Ngược lại, nếu lấy máu không đúng kỹ thuật, bảo quản và vận chuyển không đúng quy trình thì sẽ có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Do vậy, với bác sĩ điều trị, xét nghiệm chỉ là một kênh thông tin tham chiếu để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn chứ không thể dựa hoàn toàn 100% vào xét nghiệm để xác định hướng điều trị. Để chẩn đoán sốt xuất huyết thì phải dựa vào nhiều yếu tố.
2. Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào?
Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nàođể có kết quả chính xác là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, khi bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dưới đây, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết:
- Sốt cao.
- Đau nhức đầu.
- Đau cơ, đau khớp.
- Đau nhức vùng hốc mắt.
- Phát ban trên da.
- Xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn.
- Tiền sử yếu tố dịch tẽ: đang sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết.
Nên xét nghiệm ngay khi có dấu hiệu sốt xuất huyết
Một số xét nghiệm cơ bản và thời điểm nên thực hiện để cho kết quả chính xác nhất:
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên Dengue NS1: Nên được thực hiện từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 3 tính từ khi bệnh nhân bắt đầu bị sốt và xuất hiện nhiều triệu chứng nghi ngờ bệnh khác. Sau thời điểm này, khi nồng độ virus trong máu giảm có thể cho kết quả âm tính giả.
- Xét nghiệm kháng thể IgM: Nên được thực hiện trong 3 đến 5 ngày tính từ khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm bệnh. Kết quả sẽ phụ thuộc vào khả năng tạo kháng thể của từng bệnh nhân cụ thể.
- Xét nghiệm kháng thể IgG: Nên được thực hiện sau 7 ngày tính từ khi bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu bệnh. Mục đích của phương pháp này là tìm kháng thể IgG. Kháng thể này có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định một số loại xét nghiệm bổ sung để đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh và phục vụ theo dõi tình trạng bệnh để điều chỉnh phác đồ hợp lý, xử trí kịp thời nếu có biến chứng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn như:
+ Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.
+ Xét nghiệm điện giải đồ.
+Xét nghiệm Albumin.
+Xét nghiệm CRP.
+Xét nghiệm chức năng gan.
+Xét nghiệm chức năng thận.
Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP
Phần lớn bệnh nhân đều có dấu hiệumệt mỏi, sốt cao và rất khó khăn để tới thăm khám trực tiếp tại các bệnh viện. Chính vì thế, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không chỉ triển khai dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết tại bệnh viện mà còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ đến tận nơi để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm theo đúng quy trình. Mẫu được bảo quản theo đúng quy trình và vận chuyển về Trung tâm Xét nghiệm để thực hiện trên hệ thống máy xét nghiệm hiện đại bảo đảm kết quả chính xác.
Khi có kết quả, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành sẽ phân tích kết quả, tư vấn chi tiết cho người bệnh.
Để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm, mời bạn gọi đến Tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!