Tin tức
Góc tư vấn: Bà bầu ăn ngô có tốt không và những lưu ý quan trọng
- 04/07/2022 | Bà bầu ăn đu đủ chín được không và những lưu ý quan trọng
- 06/07/2022 | Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cà tím được không?
- 12/07/2022 | Bà bầu ăn dứa được không và cần lưu ý điều gì?
- 23/07/2022 | Bà bầu ăn mãng cầu được không? Nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?
- 29/07/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn bơ có tốt không và cần lưu ý điều gì?
1. Bà bầu ăn ngô có tốt không?
Với thắc mắc “bà bầu ăn ngô có tốt không”, câu trả lời là “có” nhưng cần ăn với lượng phù hợp. Ngô là loại thực phẩm rất phổ biến và có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. Cụ thể như sau:
Bà bầu nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
-
Hỗ trợ phòng ngừa dị tật thai nhi:
Ngô có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, thành phần folate có trong ngô có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi và phòng tránh nguy cơ sảy thai. Folate cũng chính là dưỡng chất mà các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên bổ sung thông qua các loại thực phẩm hoặc bổ sung bằng viên uống.
-
Rất tốt cho đường tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ táo bón:
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn. Bên cạnh đó, lượng progesterone tăng trong thai kỳ cũng khiến cho ruột di chuyển chậm hơn dẫn tới tiêu hóa chậm hơn.
Không những vậy, khi thai nhi càng lớn, tử cung tăng nhanh về kích thước sẽ gây chèn ép các dây thần kinh, chèn ép không gian đường tiêu hóa khiến cho thức ăn di chuyển chậm hơn. Hơn nữa, bà bầu ít vận động, bổ sung các vi chất không hợp lý cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến táo bón.
Ăn ngô giúp phòng ngừa nguy cơ táo bón
Do đó, chế độ ăn của bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngô cũng là một trong những loại thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan, rất tốt cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi, từ đó phòng ngừa nguy cơ táo bón ở bà bầu.
- Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ: Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung ngô vào chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý sẽ có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường cũng nên tiêu thụ loại thực phẩm này vì chất xơ trong ngô sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường và giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Hỗ trợ sự phát triển của não bộ: Ngô có chứa vitamin B1 rất tốt đối với một chất truyền tín hiệu thần kinh, từ đó não bộ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, ăn ngô trong giai đoạn mang thai cũng giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi và giảm căng thẳng.
- Tốt cho mắt: Beta-carotene và folate trong ngô có tác dụng rất tốt trong việc làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng và cải thiện sức khỏe mắt.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Một số hợp chất trong ngô có tác dụng ngăn ngừa các cholesterol có hại. Bên cạnh đó, vitamin B trong ngô cũng có thể làm giảm lượng Homocysteine và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
- Làm đẹp da: Ngô cũng là một thực phẩm làm đẹp rất hiệu quả và an toàn. Mẹ bầu có thể ăn cháo ngô hoặc đắp mặt nạ ngô để phòng ngừa chứng nám da, da đen sạm, nổi mụn,…
- Hỗ trợ giảm cân sau sinh: Không chỉ có lượng chất xơ dồi dào, ngô còn có chứa vitamin E và magie có tác dụng giúp cơ thể hạn chế tình trạng tích tụ mỡ trên cơ thể. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn có chứa chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn và đồng thời không chứa natri nên rất phù hợp với thực đơn ăn kiêng của các bà mẹ sau sinh.
2. Những lưu ý khi ăn ngô
Để có thể đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất, mẹ bầu nên ăn ngô đúng cách và với lượng vừa phải. Dưới đây là những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý:
Nên lựa chọn những bắp ngô tươi ngon
- Nên mua ngô ở những cửa hàng uy tín.
- Một số mẹo nhỏ khi chọn ngô: Mẹ bầu nên chọn bắp có vỏ áo màu xanh và chưa bị khô, râu ngô mượt và mềm, cuống bắp không bị héo, thâm. Hạt ngô phải mẩy, đều và thẳng tắp, có màu vàng bóng. Nên lựa chọn những bắp thon và dài vừa phải, không nên chọn những bắp quá to. Để biết ngô có non không, bạn có thể bấm tay vào bắp để kiểm tra, nếu có hiện tượng chảy sữa là những bắp non.
- Khi mua ngô về, bạn nên ăn ngay để đảm bảo độ ngon và đảm bảo nhận được lượng dinh dưỡng trọn vẹn nhất. Chỉ nên lưu trữ trong một vài ngày. Nếu chưa ăn ngay, bạn nên để cả vỏ ngô và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Nên ăn ngô tươi, không nên ăn ngô đóng hộp.
- Trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc đau bụng, không nên ăn ngô để tránh cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nên thêm đường và sữa để ăn cùng ngô.
- Mẹ bầu nên ăn ngô luộc. Cách luộc ngô như sau: Rửa sạch và cho ngô gồm cả vỏ vào luộc, nên cho thêm vào nồi nước luộc một chút muối. Đến khi nước sôi, chỉ nên luộc thêm khoảng 3 đến 4 phút. Không nên luộc quá lâu để tránh khiến ngô bị cứng và mất đi độ ngọt.
Nên luộc ngô để đảm bảo nhận được tối đa giá trị dinh dưỡng
- Mẹ bầu cũng có thể bổ sung ngô vào các bữa ăn nhẹ như các món salad, cháo súp, bánh mì nướng, pizza hay các món mì, các món lẩu để tăng hương vị món ăn.
Như vậy, với thắc mắc bà bầu ăn ngô có tốt không thì câu trả là “có”. Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, dù tốt đến đâu cũng không nên ăn quá nhiều. Do đó, bạn chỉ ăn ngô với lượng vừa phải và nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác vào chế độ ăn. Cần lưu ý một điều quan trọng là mẹ bầu không nên mua ngô luộc sẵn ở ngoài đường mà hãy tự luộc tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Để được tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và có nhu cầu đặt lịch khám thai, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nhân viên tổng đài sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!