Tin tức
Góc giải đáp: Vì sao bệnh đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh
- 15/05/2020 |Đột quỵ là gì, nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh như thế nào?
- 25/10/2020 |Nguy cơ đột quỵ xuất huyết não bạn cần biết
- 22/02/2021 |5 thói quen cần thay đổi để tránh nguy cơ đột quỵ não
- 12/01/2021 |Cảnh báo nguy cơ đột quỵ nhồi máu não từ triệu chứng bất thường khi ngủ dậy
1. Bệnh đột quỵ là gì?
Trước đây, tình trạngđột quỵchỉ thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ ở độ tuổi 20 đến 30.
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao hoặc nguy cơ tàn tật nặng về sau
Đột quỵ còn được gọi là “tai biến mạch máu não”. Bệnh được chia làm 2 loại như sau:
Đột quỵ nhồi máu não: Chiếm phần lớn số ca bệnh. Nguyên nhân do huyết khối, tắc mạch hay co thắt mạch.
Đột quỵ chảy máu não: Là tình trạng thành động mạch mỏng hay yếu gây ra các vết nứt, rò rỉ và làm cho mạch máu dễ bị vỡ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là tình trạng tănghuyết áp, vỡ túi phình động mạch não, rối loạn đông cầm máu, dị dạng động - tĩnh mạch, tình trạng chảy máu trong ổ nhồi máu não hoặc cũng có thể do chảy máu không xác định rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó có nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ là do tình trạng máu lên não bị ngưng tạm thời, có thể gọi là “thiếu máu não thoáng qua”.
Một số dấu hiệu bệnh đột quỵ
Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ rất đa dạng. Mỗi bệnh nhân có thể trạng khác nhau, triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Hơn nữa, những triệu chứng này có thể không rõ ràng mà chỉ thoảng qua nhanh khiến người bệnh không thể nhận biết rõ và dễ chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh mà bạn nên lưu ý:
- Tình trạng tê cứng một nửa hay tê cứng toàn bộ mặt, khi cười miệng bị méo, cơ thể thường xuyên mệt mỏi hoặc bị mất sức đột ngột.
- Người bệnh có biểu hiện tê liệt hoặc khó cử động, hai tay không thể nâng qua đầu cùng một lúc.
- Gặp khó khăn khi nói, chẳng hạn như nói ngọng, nói bị dính chữ,…
- Bệnh nhân bị hoa mắt chóng mặt, cảm giác cơ thể bị mất thăng bằng đột ngột, thị lực giảm sút.
- Xuất hiện những cơn đau đầu bất chợt, có thể kèm theo tình trạng nôn hoặc buồn nôn.
2. Vì sao bệnh đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh?
Thông thường vào mùa lạnh, tình trạngtăng huyết áprất dễ xảy ra và vì thế, những người có tiền sử bị bệnh huyết áp và bệnh tim mạch sẽ cần phải cẩn trọng hơn rất nhiều.
Người bị bệnh tim mạch có nguy cơ cao bị đột quỵ
Chẳng hạn, khi thời tiết trở lạnh đột ngột thì những mạch máu bị co lại, gây đông máu, khiến cho huyết áp dễ dàng tăng vọt và dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, thân nhiệt ở người lớn tuổi thường khá thấp vì thế họ sẽ chịu lạnh không tốt, khi ra khỏi chăn ấm họ rất dễ bị cảm lạnh, thêm vào đó, việc đi vệ sinh lại khiến cơ thể mất nhiệt thêm một lần nữa gây co mạch, tăng huyết áp đột ngột, dẫn tới tăng nguy cơ vỡ mạch máu não,...
Hơn nữa, vào mùa lạnh, số lượng hồng cầu cũng như tiểu cầu có thể nhiều hơn và làm tăng nguy cơ tắc tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người bị bệnh xơ vữa động mạch - những trường hợp có mức cholesterol cao.
Không những vậy, mùa lạnh còn là nguyên nhân khiến chúng ta lười vận động và ăn uống không khoa học, dẫn đến tăng cân, tăng lượngmỡ máu, tăng huyết áp và đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu não.
Tỉ lệ đột quỵ tăng cao vào mùa lạnh
Những đối tượng dễ bị đột quỵ vào mùa lạnh
Những người trung tuổi hoặc cao tuổi, có bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn vào mùa lạnh. Vì những đối tượng này có hệ thống miễn dịch kém, khả năng đàn hồi của mạch máu cũng kém và độ đông máu cũng tăng vì thế máu dễ bị vón cục khiến cho lượng máu đến não dễ suy giảm khi có tác động của thời tiết lạnh.
Phương pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ vào mùa lạnh
Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng những cách dưới đây:
Hãy đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm: Đây là một yếu tố quan trọng. Vào mùa lạnh, bạn hãy nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc trong một không gian ấm áp, tránh tiếp xúc đột ngột với gió lạnh. Thường xuyên uống nước ấm, ăn những đồ ăn ấm nóng. Trong trường hợp, bạn phải ra ngoài trời, bạn hãy lưu ý giữ ấm cho cơ thể bằng những bộ đồ ấm áp, đội mũ len, đeo khăn, găng tay, đặc biệt giữ ấm đầu và cổ.
Ăn uống khoa học, lành mạnh: Vào mùa lạnh, bạn không nên ăn những đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn chiên xào vì nó có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu và nguy cơ hình thành cục máu đông. Thay vào đó, chúng ta nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây để phòng ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhạt để tốt cho huyết áp và hoạt động của tim mạch.
Đột quỵ có xu hướng tăng ở giới trẻ
Thói quen sống lành mạnh: Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng nên giữ một lối sống lành mạnh. Cụ thể như: Không nên hút thuốc lá, không nên uống rượu bia, nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, điều chỉnh trọng lượng cơ thể hợp lý để giảm nguy cơ đột quỵ, nên giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
Kiểm soát tốt các bệnh lý: Nếu những người đã có sẵn các bệnh lý tim mạch thì cần bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Mùa lạnh rất dễ mắc cúm và người tim mạch khi mắc cúm sẽ có thể xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có suy tim, đột quỵ,…
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những bệnh huyết áp cũng cần phải kiểm soát bệnh tốt. Hãy tham khảo bác sĩ để có được những lời tư vấn tốt nhất. Những người có bệnh huyết áp, tim mạch,… thì nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn những người khỏe mạnh khác.
Hi vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu về đột quỵ và có thể trả lời câu hỏi vì sao bệnh đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh, đồng thời biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy gọi đến số1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn cho bạn nhiều hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!