Tin tức

Giúp ba mẹ nhận biết bệnh giao mùa ở trẻ thường gặp để phòng tránh

Ngày 05/03/2024
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Giao mùa là thời điểm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và lan rộng trong cộng đồng. Trẻ em có sức đề kháng chưa hoàn thiện vì thế rất dễ bị mắc bệnh. Các bệnh giao mùa ở trẻ nếu không được theo dõi và điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, phụ huynh cần chú ý đến các loại bệnh này cũng như cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

1. Thế nào là bệnh giao mùa?

Bệnh giao mùa là những bệnh thường xuất hiện tính theo chu kỳ thời gian trong năm, chủ yếu là vào thời điểm khi thời tiết thay đổi thất thường. Đây cũng là lúc nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Do hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ em rất dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh này, gây nên một số bệnh lý khác nhau.

Bệnh giao mùa ở trẻ là nỗi lo của ba mẹ

Bệnh giao mùa ở trẻ là nỗi lo của ba mẹ

2. Các bệnh giao mùa ở trẻ không thể xem thường

2.1. Cảm cúm

Trẻ em rất dễ bị cảm cúm khi giao mùa. Khi bị cảm cúm trẻ thường có một số triệu chứng như: ho, đau họng, nhức mỏi, nghẹt mũi,đau đầu, nôn ói,...

Để phòng ngừa cảm cúm cho trẻ, phụ huynh có thể cho con tiêm vacxin cúm mùa hàng năm. Ngoài ra ba mẹ cần mặc ấm cho trẻ khi trời lạnh, cho trẻ ăn uống thức ăn khi còn ấm, bổ sung Vitamin C,...

Cảm cúm khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc

Cảm cúm khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc

2.2. Viêm đường hô hấp

Đây là bệnh giao mùa ở trẻ rất dễ gặp. Thời điểm giao mùa, các loại virus dễ dàng tấn công gây nên bệnh viêm phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể khiến trẻ bị sốt cao, đau đầu, nôn ói, ho, khó thở, mệt mỏi, chán ăn,... Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, ba mẹ cần chú ý đến bệnh lý này ở trẻ khi thời tiết giao mùa.

Viêm phổi là bệnh giao mùa ở trẻ khá nguy hiểm mà ba mẹ cần chú ý

Viêm phổi là bệnh giao mùa ở trẻ khá nguy hiểm mà ba mẹ cần chú ý

2.3. Sốt phát ban (bao gồmsốt xuất huyết)

Nguyên nhân gây nên sốt phát ban là do virus Rubella hoặc virus sởi. Bệnh lây qua đường hô hấp. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, sốt cao, phát ban,...Sốt phát bankhông quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị muộn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Để phòng tránh sốt phát ban, phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng Rubella và Sởi.

Còn sốt xuất huyết thì có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, giao mùa là thời điểm bệnh bùng phát mạnh nhất do muỗi sinh sản nhiều. Khi bị sốt xuất huyết, trẻ có triệu chứng sốt cao liên tục từ 2 - 4 ngày kèm theo đau đầu, chân tay lạnh, buồn nôn,... Ngoài ra có thể xuất huyết dưới da, niêm mạc miệng,...

Sốt xuất huyết là bệnh giao mùa ở trẻ khá nguy hiểm bởi những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, khi trẻ nhiễm bệnh, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Ngoài ra cần có biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: mắc màn khi ngủ, vệ sinh nhà cửa môi trường sạch sẽ, diệt lăng quăng, bọ gậy,...

Bệnh sốt xuất huyết khiến trẻ bị xuất huyết dưới da

Bệnh sốt xuất huyết khiến trẻ bị xuất huyết dưới da

2.4. Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy hay nhiễm trùng đường tiêu hóa là bệnh giao mùa xảy ra phổ biến ở trẻ. Khi bị bệnh tiêu chảy trẻ thường đi ngoài nhiều lần, phân có nhiều nước. Kèm theo đó các triệu chứng như đau bụng, nôn, sốt, mất nước.... ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

2.5. Bệnh viêm não Nhật Bản

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm đối với trẻ em. Không ít trẻ đã bị di chứng nặng nề hoặc bị tử vong do bị viêm não Nhật Bản

Triệu chứng của bệnh là sốt cao, buồn nôn, rối loạn nhận thức,.... Nếu trẻ có những biểu hiện này, ba mẹ không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng. Để phòng bệnh thì biện pháp không thể bỏ qua là cho trẻ tiêm phòng viêm não Nhật Bản.

2.6. Bệnh viêm da dị ứng

Thời tiết giao mùa rất dễ khiến trẻ bị bệnh viêm da dị ứng. Bệnh này khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa, phù nề,... Tình trạng nặng có thể gây chảy dịch. Để phòng bệnh cho trẻ thì cách tốt nhất là phụ huynh cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ cũng như giữ vệ sinh môi trường và những đồ vật mà trẻ tiếp xúc như quần áo, đồ chơi, nhà cửa,...

2.7. Bệnh tay chân miệng

Nhắc đến các bệnh giao mùa ở trẻ không thể bỏ quabệnh tay chân miệng. Dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh là những nốt phỏng nước trên da, niêm mạc miệng bị loét,... Bệnh tay chân miệng không khó điều trị. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng có thể gây nên các biến chứng như khó thở,viêm phổi,... nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Bởi vậy, nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh, ba mẹ không nên chủ quan. Việc cho trẻ đi khám sức khỏe sớm sẽ giúp bé không bị biến chứng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Ngoài ra cần chú ý luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng khiến trẻ bị nổi nhiều nốt trên da, ba mẹ cần đặt biệt lưu ý và đưa con đi viện khám

Bệnh tay chân miệng khiến trẻ bị nổi nhiều nốt trên da, ba mẹ cần đặt biệt lưu ý và đưa con đi viện khám

2.8. Bệnhthủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó phổ biến là ở trẻ em từ 2 - 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt, đau cơ, đau đầu, chán ăn và xuất hiện những nốt tròn đỏ trong khoảng 24 giờ. Tiếp đó chúng tiến triển thành mụn nước nổi ở da đầu và thân mình. Bình thường, bệnh có thể khỏi sau 5 - 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gặp biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm mụn nước,... gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Cách phòng bệnh giao mùa ở trẻ em

Để phòng ngừa và hạn chế bệnh giao mùa ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý:

  • Khi thời tiết chuyển lạnh cần cho trẻ mặc đầy đủ quần áo ấm, đội mũ, đi tất.
  • Cho trẻ ăn uống đồ ấm, hạn chế sử dụng đồ ăn lạnh.
  • Tiêm chủngvacxin đầy đủ, đúng lịch cho bé.
  • Cho bé ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm sạch, an toàn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Khuyến khích trẻ vận động để tăng cường sức khỏe.

Tiêm vắc xin đầy đủ là cách phòng bệnh hiệu quả

Tiêm vắc xinđầy đủ là cách phòng bệnh hiệu quả

Trên đây là một sốbệnh giao mùa ở trẻphụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, ba mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộcHệ thống Y MEDLATEC. Để đặt lịch khám, phụ huynh có thể liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map