Tin tức

Giãn phế quản có nguy hiểm không? Những vấn đề người bệnh cần lưu ý

Ngày 01/08/2022
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Giãn phế quản được biết đến là một trong những loại bệnh lý ở phổi thường gặp ở những người cao tuổi. Loại bệnh này phát triển khá nhanh và kéo dài với những triệu chứng đi kèm khác. Nếu không được điều trị đúng lúc và đúng phương pháp thì những biến chứng nguy hiểm có thể sẽ xảy ra. Vậy giãn phế quản có nguy hiểm không?

1. Tổng quan về bệnh giãn phế quản

Đây là một bệnh lý về phổi với quá trình tiến triển mạn tính. Đồng thời, bệnh cũng có những đợt bùng phát tình trạng nhiễm khuẩn xen kẽ với những khoảng thời gian ổn định. Nếu người bị bệnh không được điều trị hoặc phương pháp chữa trị không tốt có thể khiến bệnh tiến triển xấu. Đồng thời, về lâu dài, những biến chứng như viêm phổi tái xuất hiện, tình trạng ho ra máu, bị khó thở hoặc chứng suy hô hấp có thể xuất hiện thường xuyên hơn.

Giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là gì?

Thời gian trước đây,giãn phế quảnlà một bệnh lý rất phổ biến và hệ quả cuối cùng có thể là tàn phế hoặc tử vong. Tuy nhiên, hiện nay, khi kháng sinh ra đời thì căn bệnh này hiếm gặp hơn.Thuốc kháng sinhcó vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình chữa trị chứng nhiễm trùng hô hấp. Khi thuốc được sử dụng một cách rộng rãi đã tạo nên một miễn dịch bảo vệ ở trẻ em. Những loại thuốc kháng sinh này sẽ chống lại một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh sởi hoặc bệnh ho gà.

Giã phế quản có nguy hiểm không? Dù ở bất cứ độ tuổi nào thì tất cả mọi người đều có khả năng bị nhiễm phải căn bệnh này. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, bệnh có thể xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân nam.

2. Giãn phế quản có nguy hiểm không?

Nếu người bị bệnh giãn phế quản không được tham gia vào một quá trình điều trị tốt và không có phòng bệnh thì sẽ nhận về một số hệ quả khá xấu. Có một vài trường hợp, ổ giãn phế quản sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian và nếu được phát hiện kịp thời để điều trị và có thể nhanh chóng khỏi bệnh.

Liệu rằng tình trạng giãn phế quản có nguy hiểm không?

Liệu rằng tình trạng giãn phế quản có nguy hiểm không?

Đối với những trường hợp, bệnh nhân không được phát hiện và không được điều trị tích cực thì ổ bệnh này sẽ lan rộng ra. Chúng hoàn toàn có thể tái đi tái lại nhiều lần sau những đợt bội nhiễm. Nếu ổ bệnh lây lan rộng và duy trì trong thời gian dài thì một số biến chứng nguy hiểm như: Bị áp xe phổi, bị mủ màng phổi, bị xơ phổi, bị suy hô hấp nghiêm trọng,... Thậm chí bệnh còn làm ảnh hưởng tới những chức năng của tim. Nghiêm trọng hơn, một số tình trạng có thể bị suy tim.

  • Chứng mưng mủ phổi: Các dịch mủ bị ứ đọng tại ổ bệnh và gây nên tình trạng viêm phổi hoặc bị áp xe hóa.

  • Bịho ra máu: Tình trạng này kéo dài và nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là những người sức khỏe cơ thể bị suy mòn và gầy yếu.

  • Bịsuy hô hấpnghiêm trọng, bị suy tim bên phải, chứng thoái hóa dạng tinh bột đối với gan và thận.

3. Những triệu chứng của bệnh

Những người bị bệnh này có thể sẽ bị phát sốt trong thời kỳ có nhiều chất nhầy và ủ bị tích tụ lại trong phế quản. Đặc biệt với những người bị bội nhiễm vi sinh vật. Bệnh nhân phát sốt cao có thể hơn 38oC có kèm theo một số triệu chứng như ho kéo dài hoặc ho có đờm lẫn mủ.

Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, số lượng đờm và mủ cũng sẽ tăng lên nhiều hơn, thời gian ho của người bệnh cũng kéo dài. Dịch đờm thường sẽ phân ra thành 3 lớp vô cùng rõ ràng bao gồm: Trên cùng là một lớp bọt, ở giữa là một lớp chất nhầy và ở dưới cùng là một lớp mủ đặc quánh. Mùi của chất dịch đờm khi khạc ra sẽ rất hôi.

Những triệu chứng có thể xuất hiện đi kèm của giãn phế quản

Những triệu chứng có thể xuất hiện đi kèm của giãn phế quản

Có những người có thể ho ra máu lẫn trong chất nhầy. Đờm xuất hiện là do những mao mạch nằm ở thành phế quản phải chịu một áp lực quá mạnh khi ho.Từ đó, các niêm mạc bị tổn thương và làm đờm xuất hiện. Đối với tình trạng này thì mọi người nên đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

Người bị bệnh có thể ho thành từng cơn, đặc biệt là vào thời điểm sáng sớm, ngay khi vừa ngủ dậy. Đối với một số trường hợp lớn tuổi thì những cơn ho sẽ xuất hiện vào ban đêm, nhất là khi trời trở lạnh. Mỗi khi bạn thay đổi tư thế hoặc thời tiết chuyển đổi thì những cơn ho lại xuất hiện nhiều hơn khiến cho bạn bị mất ngủ. Người bị giãn phế quản thường có dấu hiệu chán ăn và mệt mỏi.

Lồng ngực của người bệnh có thể sẽ bị biến dạng. Cụ thể, bên bị giãn phế quản sẽ có kích thước bé hơn so với bên lành. Người bệnh có thể cảm thấy bị đau tức ngực hoặc khó thở. Chứng tức ngực sẽ phổ biến hơn so với chứng khó thở. Bệnh nhân có thể vừa bị tức ngực và cả khó thở khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu.

4. Các phương pháp được áp dụng khi điều trị

Chữa trị giãn phế quản là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Thực tế, căn bệnh này có những tác động không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được khám và chữa trị sớm thì người bệnh sẽ nhanh chóng khỏe lại. Một số phương pháp điều trị thường thấy như:

4.1. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng khi có những đợt bội nhiễm của chứng bệnh giãn phế quản. Thời gian sử dụng thuốc thường là từ 10 ngày đến 15 ngày. Đối với những trường hợp bệnh trở nặng hơn thì thời gian sử dụng kháng sinh cũng có thể kéo dài hơn. Có những người có thể phải dùng thuốc khoảng 1 tháng.

Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài

Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài

4.2. Dẫn lưu đờm

Phương pháp chữa trị này vô cùng quan trọng, có thể so sánh với thuốc kháng sinh. Biện pháp dẫn lưu đờm phổ biến gồm có: Ho hoặc khạc đờm sâu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể áp dụng biện pháp vỗ rung lồng ngực cùng với đó là biện pháp dẫn lưu tư thế hàng ngày.

Tùy thuộc vào khu vực bị giãn phế quản mà các bác sĩ sẽ lựa chọn được một tư thế thật phù hợp. Nguyên tắc được áp dụng cụ thể là vị trí giãn phế quản cần được đặt ở vị trí phía trên cùng. Nếu ổ bệnh nằm ở phía sau thì bệnh nhân sẽ được đặt nằm sấp. Ngược lại, nếu giãn phế quản nằm ở trước thì bệnh nhân sẽ được đặt nằm ngửa.

Sau khi điều chỉnh được tư thế phù hợp, bác sĩ sẽ sử dụng hai bàn tay chụm lại và vỗ đều lên vùng ngực của bệnh nhân kết hợp cùng với sự rung lắc vùng ngực. Thời gian áp dụng biện pháp này có thể sẽ kéo dài khoảng từ 15 phút đến 20 phút. Mỗi ngày sẽ thực hiện từ 2 lần đến 3 lần. Phương pháp này có thể được bệnh nhân thực hiện ngay tại nhà.

4.3. Uống thuốc

Những bệnh nhân bị khó thở, cảm thấy phần phổi có ran rít thì có thể sẽ được bác sĩ kê đơn thêm các loại thuốc giãn phế quản. Những loại thuốc này có thể được đưa vào cơ thể thông qua đường uống, khí dung hoặc cũng có thể kết hợp cả hai phương án. Những loại thuốc thường được bạn sĩ kê đơn cho bệnh nhân như thuốc salbutamol, terbutaline, cholinergic hay bambuterol,...

Bệnh nhân giãn phế quản cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân giãn phế quản cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Giãn phế quản có nguy hiểm không? Tóm lại, người bệnh cần được phát hiện sớm về tình trạng bệnh giãn phế quản để được chữa trị kịp thời. Người bệnh khi nhận ra những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe thì nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám. Hoặc Quý khách cũng có thể liên hệ tới tổng đài1900 56 56 56của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đặt lịch khám và được tư vấn thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map