Tin tức
Giải phẫu mạch máu chi dưới và những vấn đề cần lưu ý
- 30/07/2024 | Chụp MRI mạch máu não là gì? Trường hợp nào nên chụp MRI mạch máu não?
- 04/08/2024 | Vì sao cần làm sạch mạch máu? Thực hiện bằng cách nào?
- 12/08/2024 | Bệnh mạch máu ngoại biên: nguyên nhân, triệu chứng và lưu ý trong điều trị
- 16/08/2024 | Mạch máu tiền đạo và những điều mẹ bầu cần biết
1. Giải phẫu mạch máu chi dưới
Hệ thống mạch máu chi dưới rất phức tạp, gồm có động mạch chậu trong, động mạch chậu ngoài, tĩnh mạch chậu trong và tĩnh mạch chậu ngoài. Hãy cùng chuyên gia giải phẫu mạch máu chi dưới để hiểu rõ hơn về hệ thống mạch máu:
Hệ thống mạch máu chi dưới rất phức tạp
1.1. Động mạch chậu trong
Trong động mạch chậu trong lại được chia thành nhiều nhánh nhỏ để có thể đảm bảo việc cung cấp máu đến toàn bộ vị trí trong cơ thể. Cụ thể, động mạch chậu trong gồm có:
- Động mạch bịt: Nằm ở trong chậu hông, xuyên qua đường dưới mu để vào khu trong của đùi.
- Động mạch mông: Nằm ở trong chậu hông, xuyên qua khuyết hông to ở trên cơ thấp để chạy vào bên trong mông và đi sát vào vành xương, cung cấp máu cho các cơ ở mông.Khi bị gãy hoặc rạn xương chậu, động mạch này rất dễ bị tổn thương.
- Động mạch ngồi: Cũng từ trong chậu hông xuyên qua khuyết hông to và mông, nằm dưới cơ hình lê, phía trong của động mạch thẹn trong. Nhiệm vụ của động mạch này là cung cấp máu cho cơ mông to, dây thần kinh ngồi và một số mạch máu khác ở phần trên của vùng đùi sau.
- Động mạch thẹn trong: Là động mạch chính của đáy chậu và vùng cơ quan sinh dục, động mạch này chỉ đi qua và có nhiệm vụ cung cấp máu đến một số cơ sâu ở mông.
1.2. Động mạch chậu ngoài
Trong động mạch chậu ngoài gồm có:
- Động mạch đùi: Nằm ở vị trí từ giữa cung đùi đi đến bờ sau trên lồi cầu trong của xương đùi. Trong động mạch đùi sẽ tách ra một nhánh lớn để cung cấp máu cho các cơ ở đùi gọi là động mạch đùi sau.
- Động mạch khoeo: Động mạch này nằm ở vị trí rất sâu và giáp với nền xương, trên một phản sợi và chỉ được đệm bởi cơ khoeo. Nhiệm vụ của động mạch khoeo là cung cấp máu cho khớp gối và cơ sinh đôi.
- Động mạch chày trước: Nhiệm vụ của nó là cung cấp máu cho khớp gối, cơ cẳng chân trước và cổ chân. Động mạch này sẽ đi qua lỗ trên màng liên cốt hướng ra phía trước vào khu cẳng chân trước, đi theo đường vạch từ hõm trước xương mác đến điểm giữa của 2 mắt cá chân.
- Động mạch mu chân: Nhiệm vụ là cung cấp máu cho mu bàn chân, mu đốt bàn chân, nhánh ngón chân và các nhánh liên cốt.
- Động mạch chày sau: Có nhiệm vụ cung cấp máu cho cẳng chân sau, mắt cá chân trong và gót chân.
- Động mạch mác: Được áp và chạy theo xương mác đến cổ chân. Động mạch này sẽ được chia thành nhiều nhánh nhỏ để nuôi cơ mác, xương mác, nhánh xiên trước và nhánh nối với động mạch chày sau.
Giãn tĩnh mạch chân là vấn đề mạch máu thường gặp
- Động mạch gan chân ngoài và gan chân trong: Trong đó, động mạch gan chân trong thường nhỏ hơn động mạch gan chân ngoài.
1.3. Tĩnh mạch chậu trong
Gồm có tĩnh mạch mông, tĩnh mạch ngồi, tĩnh mạch thẹn trong và tĩnh mạch bịt.
1.4. Tĩnh mạch chậu ngoài
Bao gồm:
- Tĩnh mạch sâu.
- Tĩnh mạch nông.
2. Làm thế nào để kiểm tra sức khỏe mạch máu?
Để kiểm tra tình trạng mạch máu, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Siêu âm mạch máu: Giúp bác sĩ thấy rõ được kích thước cũng như cấu trúc của tĩnh mạch và động mạch, từ đó phát hiện những bất thường khi dòng máu lưu thông. Kết quả siêu âm cũng là một trong những cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị cho từng bệnh nhân.
- Chụp CT: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ thấy rõ những hình ảnh của mạch máu ở nhiều bộ phận khác nhau và phát hiện vấn đề bất thường về mạch máu.
- Chụp MRI: Phương pháp này có thể cho bác sĩ thấy rõ hình ảnh về cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể và bao gồm cả mạch máu.
3. Phải làm sao để mạch máu luôn khỏe mạnh?
Để cải thiện mạch máu, bạn có thể kết hợp nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như duy trì chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất, đồng thời luyện tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát huyết áp, loại bỏ thói quen hút thuốc và uống bia rượu,...
Ăn uống khoa học để mạch máu luôn khỏe mạnh
Bên cạnh đó, bạn nên đi khám bệnh lý về mạch máu nếu nằm trong các nhóm đối tượng dưới đây:
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Người có nồng độ cholesterol cao.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Mắc một số bệnh lý dễ gây tổn thương đến mạch máu.
- Gia đình có người từng bị rối loạn mạch máu.
- Người từ 65 tuổi trở lên.
Hi vọng những thông tin về giải phẫu mạch máu chi dưới trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nhiệm vụ của hệ thống mạch máu chi dưới. Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, sàng lọc các loại bệnh lý về mạch máu và những vấn đề sức khỏe, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để được chẩn đoán bệnh chính xác và lên phác đồ điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC đều là những bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong việc thăm khám, điều trị các bệnh lý liên quan đến mạch máu.
Bạn nên đi khám nếu là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh về mạch máu
Không những vậy, MEDLATEC còn rất chú trọng đến việc đầu tư các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho việc thăm khám, chữa trị bệnh, chẳng hạn như máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính,… Khi đến với MEDLATEC, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng với mức chi phí hợp lý.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ trực tiếp hướng dẫn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!