Tin tức
Giải mã nguyên nhân đi ngoài phân lỏng - làm sao để chấm dứt?
- 21/07/2021 |Thông tin sức khỏe: Đi ngoài có mùi chua do đâu và giải pháp khắc phục
- 21/09/2021 |Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì và cách cải thiện
- 13/10/2021 |Đau dạ dày kèm đi ngoài ra máu mạn tính là biểu hiện của bệnh gì?
1. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng theo từng cấp độ
Đi ngoài ra phân lỏng có thể bắt nguồn từ vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý và được chia thành cấp tính hoặc mạn tính. Khi bị đi ngoài phân lỏng cấp tính, bệnh nhân có thể tự khỏi trong thời gian ngắn nhưng nếu bị mạn tính thì sẽ lâu khỏi hơn. Cũng có trường hợp nghiêm trọng, đi ngoài phân lỏng cấp tính biến chứng thành mạn tính cảnh báo dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
1.1. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng cấp tính
Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đi ngoài phân lỏng. Các tác nhân gây nên hiện tượng này là các ký sinh trùng, virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển, gây tình trạng viêm và giải phóng ra các độc tố khiến người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, kèm nhầy và có thể lẫn máu. Việc nhiễm khuẩn xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với đồ dùng hoặc ở trong môi trường có nguồn bệnh sinh sôi. Điều kiện ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thức ăn bị ôi thiu cũng là yếu tố khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho đường ruột.
Vùng bụng bị nhiễm lạnh.
Cơ địa không dung nạp được một số chất như: chất ngọt nhân tạo sorbitol, chế phẩm từ đường lactose, fructose, glucose-galactose, hoặc cơ thể thiếu hụt các men tiêu hóa như lactase hay sucrase-isomaltase sẽ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân chính dẫn đến đi ngoài phân lỏng
Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: ăn không đúng bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no gây ảnh hưởng tới dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa. Ngoài ra những người có thói quen thức khuya, thiếu ngủ cũng khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi và làm tổn thương cả hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, từ 5 - 7 giờ sáng là thời điểm lý tưởng nhất để đi đại tiện, tống đạt các chất thải ra ngoài thanh lọc cơ thể. Nếu sinh hoạt theo múi giờ bất thường sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc và dần dẫn tới rối loạn cho hệ tiêu hóa.
Tác dụng phụ do các loại thuốc kháng sinh đang sử dụng cũng có thể khiến bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu ngừng thuốc thì có thể chấm dứt tình trạng đi ngoài phân lỏng.
1.2. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng mạn tính
Hiện tượng đi ngoài phân lỏng mạn tính thường do 2 bệnh lý phổ biến làViêm đại tràngvà đại tràng co thắt gây nên.
Viêm đại tràng:
Đây là một trong các nguyên nhân đi ngoài phân lỏng và trên niêm mạc của đại tràng khi mắc bệnh lý này thường xuất hiện triệu chứng viêm và có tổn thương.
Khi bị viêm đại tràng, sau khi thức dậy vào buổi sáng bệnh nhân thường bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí còn bị đi ngoài “nhắc lại” một lần nữa sau bữa ăn sáng. Đi ngoài phân lỏng đặc biệt xảy ra khi người bệnh ăn những đồ lạ, đồ ăn kích thích hoặc sau khi uống cafe, bia, rượu,...
Cần phải lưu ý đó là nếu viêm đại tràng lâu ngày không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng khôn lường, nghiêm trọng nhất là bị ung thư đại tràng gây nhiều khó khăn trong điều trị và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới.
Bệnh nhân bị viêm đại tràng cần chú ý tới triệu chứng đi ngoài phân lỏng
Đại tràng co thắt:
Đại tràng co thắt hay còn được biết đến là hội chứng ruột kích thích, xảy ra khi có sự co thắt bất thường ở nhu động ruột khiến chức năng của đại tràng trở nên rối loạn. Bệnh nhân bị co thắt đại tràng dễ đi ngoài phân lỏng vàtiêu chảy.
So với viêm đại tràng là bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng sau khi ăn khoảng 40 phút, khi bịđại tràng co thắtngười bệnh có thể bị đi ngoài ngay sau khi ăn khoảng 10 - 15 phút hoặc ngay khi vừa ăn xong. Mặc dù không để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh viêm đại tràng nhưng mức độ khó chịu lại cao hơn, khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều bất tiện.
Các nguyên nhân đi ngoài phân lỏng khác:
Bên cạnh những rối loạn trong đường tiêu hóa, nguyên nhân đi ngoài phân lỏng còn có thể là do các bất thường ở gan và túi mật. Các bệnh lý như sỏi mật hoặc xơ gan khiến chức năng hoạt động của 2 bộ phận này bị suy giảm và dẫn tới tiêu chảy.
Ngoài ra, một bệnh lý khác cũng có khả năng gây ra triệu chứng đi ngoài phân lỏng đó là bệnh cường giáp. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp sẽ tiết ra dư thừa hormone làm rối loạn chức năng vốn có của nó. Không chỉ bị đi ngoài phân lỏng, bệnh nhân còn gặp các biểu hiện khác như: ngủ kém, tâm trạng thất thường, sưng quanh cổ, hay cáu gắt, nhiệt độ cơ thể không ổn định, sút cân,...
Tuy ít gặp nhưng cường giáp cũng có thể là nguyên nhân đi ngoài phân lỏng
Mặt khác, nếu tụy của một người bị viêm thì các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất béo, protein sẽ khó được phân hủy gây nên tình trạng phân lỏng, người bệnh hay có cảm giác buồn nôn, nôn và đau bụng.
2. Đi ngoài phân lỏng cần làm gì để khắc phục?
Nhằm phòng tránh và điều trị kịp thời khi gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng, mỗi người nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
Có một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh. Nên ăn chín uống sôi và nếu thức ăn có dấu hiệu bị ôi thiu cần loại bỏ ngay. Không ăn quá nhiều những thức ăn gây kích thích nhu động ruột và dạ dày như dưa, cà muối chua và đồ cay nóng, chế biến với nhiều dầu mỡ.
Ở trẻ nhỏ, tốt hơn hết nên cho bé bú sữa mẹ đồng thời tham gia đầy đủ chương trình tiêm chủng. Thực đơn ăn uống của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh.
Đối với những người bị đi ngoài phân lỏng, cần:
Tích cực bù nước và điện giải bằng các loại nước trái cây, nước khoáng, nước gạo rang,...
Không ăn những loại thực phẩm dễ lên men, đầy hơi khó hấp thu như sữa, trứng, thịt mỡ, phô mai, rau có nhiều xơ.
Tăng dần khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn: từ thức ăn lỏng chuyển dần sang những món đặc hơn. Ví dụ như thời gian đầu khi bị đi ngoài phân lỏng thì bệnh nhân ăn các món súp, cháo loãng. Sau khi bệnh đã được cải thiện thì chuyển sang ăn ngũ cốc, thịt nạc băm, ngoai lang nghiền,...
Thời gian biểu trong ăn uống: sắp xếp giờ ăn phù hợp với tình trạng bệnh và không để bệnh nhân bỏ bữa.
Nếu thức ăn có dấu hiệu ôi thiu cần phải rục bỏ ngay
Nếu bệnh nhân đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm thì cần tới ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và khắc phục sớm. Bởi vì lúc này có thể không chỉ là tiêu chảy bình thường mà là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn đằng sau.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một lựa chọn hợp lý để khách hàng tin tưởng sử dụng các dịch vụ khám bệnh. Nếu gặp các bất thường về sức khỏe, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới trung tâm hỗ trợ1900565656của MEDLATEC để được tư vấn từ A - Z các thông tin về gói khám phù hợp!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!