Tin tức
Giải mã nguyên nhân căng cơ ở người chạy bộ và cách khắc phục
- 28/06/2021 | Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ và một số món ăn nhẹ trước bữa tập
- 15/03/2021 | Chuyên gia tư vấn: Thời điểm nào trong ngày chạy bộ tốt nhất?
- 17/06/2021 | Góc tư vấn: Chạy bền có tác dụng gì đối với sức khỏe?
1. Các biểu hiện của tình trạng căng cơ
Bạn có thể nhận thấy rất rõ ràng những biểu hiện của sự căng cơ khi chạy. Trong trường hợp đó, buộc bạn phải ngừng hoạt động ngay lập tức, vì nếu cố thêm sẽ có thể gây ra những hậu quả xấu như đứt sợi cơ, rách cơ. Những biểu hiện bạn cần lưu ý khi biết bản thân bị căng cơ gồm:
-
Bắp cơ có cảm giác co cứng, nếu vận động tiếp sẽ thấy như bị bóp chặt vào phần cơ bắp đang bị tổn thương đó.
-
Sưng tấy, bầm tím.
-
Xuất hiện những cơn đau khi tiếp tục vận động.
Ngoài ra, nếu bị chấn thương nặng như rách, đứt cơ thì sẽ được biểu hiện rõ ràng hơn, bạn sẽ không thể thực hiện co, duỗi phần cơ đó được nữa. Trường hợp này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như tâm lý của người chạy, bởi rất khó để làm cho tình trạng đôi chân của bạn được trở lại như cũ.
Căng cơ có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc chạy bộ
2. Nguyên nhân căng cơ ở người chạy bộ là gì
Đối với người chạy bộ, chân là bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho mọi cuộc đua. Thế nhưng, đây cũng là bộ phận dễ bị căng cơ nhất, người bệnh có cảm nhận rất rõ. Căng cơ có thể là kết quả của sự mệt mỏi, lạm dụng quá mức sức lực hoặc việc sử dụng cơ bắp không đúng. Nguyên nhân căng cơ ở người chạy bộ chủ yếu xuất phát từ những vấn đề sau đây:
Khởi động không cẩn thận
Không chỉ riêng đối với chạy bộ mà bao gồm tất cả các bộ môn thể thao nói chung, việc khởi động trước khi luyện tập, thi đấu là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp các bộ phận trên cơ thể bạn có sự vận động ban đầu, là cơ sở nền tảng cho những động tác, cường độ vận động trong quá trình tập luyện. Khởi động cơ bắp không cẩn thận sẽ khiến bạn dễ bị căng cơ, gặp phải các chấn thương, chuột rút,…
Sự ma sát giữa chân với giày
Trên thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp bị căng cơ khi chạy bộ do giày quá rộng hoặc to so với chân, tình trạng này sẽ tạo ra sự ma sát khi chạy. Nếu kích thước giày quá chật, có thể gây chèn ép làm thiếu máu cung cấp cho chân. Ngoài ra, khi chạy bộ dây thần kinh của bạn sẽ có xu hướng rung, gây ra cảm giác đau nhức ở chân. Nhìn chung, sự ma sát giữa giày chạy bộ và chân là yếu tố tác động không nhỏ đến tình trạng căng cơ.
Giày chạy có ảnh hưởng lớn đến sự căng cơ
Cơ bắp chịu áp lực quá tải
Đối với những người có chế độ luyện tập thường xuyên, mức độ dày đặc với cường độ cao sẽ khiến cho cơ bắp phải đối mặt với tình trạng quá tải. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng căng cơ, mặc dù bạn đã khởi động cẩn thận trước khi thực hiện luyện tập, thi đấu.
Trượt ngã, mất thăng bằng
Trong quá trình tập luyện, thi đấu người chạy bộ không thể tránh khỏi những lần trượt ngã, mất thăng bằng, gây nên tình trạng căng cơ cấp tính. Điều này càng được thể hiện rõ hơn vào những ngày thời tiết lạnh, cơ bắp bị co cứng ở nhiệt độ thấp.
Nguyên nhân gây căng cơ ở người chạy bộ có thể xuất phát từ việc khởi động không cẩn thận
3. Cách giảm thiểu tình trạng căng cơ ở người chạy bộ
Khi chạy, cơ bắp của chúng ta sẽ phải làm việc với cường độ cao nhất. Do đó, nó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu xảy ra sai sót, dễ gặp phải tình trạng căng cứng hoặc chấn thương. Để giảm thiếu những điều xấu có thể xảy ra, người chạy bộ cần tuân thủ một số điều dưới đây.
Khởi động kỹ trước khi chạy
Bạn cần thực hiện những động tác khởi động ban đầu một cách cẩn thận, kỹ lưỡng đối với mọi nhóm cơ trên cơ thể, đặc biệt là cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, đùi, lưng. Ngoài việc thực hiện tại chỗ các động tác khởi động này, bạn cần đi bộ và nhạy nhẹ nhàng để các cơ có thể quen dần với các động tác bị ngoạt, vắt chéo. Điều này thực sự rất quan trọng đối với người chạy bộ, giúp giảm thiểu tối đa những sự cố ngoài ý muốn, nhất là tình trạng căng cơ.
Chạy đúng tư thế
Bạn có thể chủ động tìm hiểu những cách chạy sao cho đúng tư thế, tiết kiệm được tối đa lượng sức mình phải bỏ ra và giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Duy trì chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ
Đối với những người chạy bộ, nhất là các vận động viên, sức bền là một trong những yếu tố rất quan trọng. Để có được một sức khỏe tốt, bạn cần thực hiện chế độ ngủ nghỉ, ăn uống khoa học, điều độ. Cần hạn chế tối đa việc thức khuya, rượu bia, các chất kích thích làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý. Để có thể duy trì một sức khỏe tốt, bạn cần thực hiện giờ giấc ngủ khoa học, chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh việc bổ sung đủ chất hàng ngày thì nên tăng cường lượng protein, giúp quá trình nuôi dưỡng cơ được tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân căng cơ ở người chạy bộ, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc nhằm phòng tránh những tác động xấu gây ảnh hưởng đến cuộc chạy.
Để giảm thiểu sự căng cơ, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Duy trì việc tập luyện hàng ngày
Để giảm thiểu tối đa sự căng cơ làm ảnh hưởng đến cuộc chạy, bạn cần có sự tập luyện thường xuyên, liên tục. Điều này sẽ đưa cơ thể vào cường độ hoạt động cao, tạo nên sự dẻo dai và sẵn sàng đối mặt với sự hoạt động đột ngột, quá trình thải độc tố qua tuyến bài tiết cực cao.
Tìm hiểu cách sơ cứu
Mỗi người khi tham gia chạy bộ cần tìm hiểu kỹ cách sơ cứu khi có những chấn thương, tình trạng căng cơ ngoài ý muốn. Tránh việc sử dụng cơ bắp đang bị tổn thương trong một thời gian cho đến khi có sự hồi phục. Bạn nên chườm đá lạnh ngay khi bị căng cơ, điều này sẽ giúp giảm thiểu sự sung phù. Sử dụng băng nén có độ đàn hồi tốt để quấn xung quanh vùng tổn thương cho đến khi giảm sưng. Bạn cần lưu ý, không nên quấn quá chặt vì điều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!