Tin tức
Giải đáp từ chuyên gia: Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không?
- 10/09/2021 |Ung thư đại tràng có di truyền không?
- 21/09/2021 |Bác sĩ hướng dẫn phân biệt Hội chứng ruột kích thích và ung thư đại tràng
- 25/08/2021 |Thông tin ít ai biết về bệnh viêm đại tràng vi thể
1. Điểm danh các nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng
Viêm đại tràng cấp và mạn tínhcó nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Viêm loét đại tràng nói riêng và các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung khá thường gặp hiện nay
Cụ thể:
1.1. Viêm đại tràng cấp tính
Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh lý này là:
Do thực phẩm như tình trạng bị ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn.
Nhiễm vi sinh vật gây bệnh như ký sinh trùng (lỵ amip, giun), vi khuẩn (vi khuẩn tả, thương hàn, vi khuẩn lao,...), nấm (thường gặp nhất là nấm Candida).
Do bệnh tự miễn.
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như stress kéo dài, chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, dùng kháng sinh không theo đơn,...
1.2. Viêm đại tràng mạn tính
Bệnh được chia thànhviêm đại tràngmạn tínhcó nguyên nhân và không rõ nguyên nhân. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận cụ thể.
2. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đại tràng?
Viêm đại tràng thường gặp hơn ở những người sau:
Người trưởng thành, đặc biệt là ở đối tượng người cao tuổi.
Những người bị táo bón kéo dài.
Tâm lý căng thẳng, tress không được giải tỏa.
Có chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
Dùng thuốc kháng sinh kéo dài, bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ.
Những người hút thuốc lá, bia rượu nhiều.
Gia đình có người bị bệnh.
Táo bón trong thời gian dài có nguy cơ dẫn đến viêm loét đại tràng
Việc chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.
3. Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không - bác sĩ giải đáp chi tiết
Các bác sĩ cho biết, viêm loét đại tràng, nhất làviêm loét đại tràng mạn tínhlà căn bệnh dai dẳng, rất khó để điều trị triệt để và bệnh rất dễ tái phát. Người bệnh cần sống chung và tìm cách hạn chế sự phát triển, tránh để bệnh diễn tiến nặng.
Nguyên nhân bệnh rất khó điều trị là do tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm loét khi được điều trị lành sẽ để lại sẹo. Tuy nhiên, chỉ cần có các yếu tố thuận lợi là các vết sẹo này lại bị hại khuẩn tấn công, gây viêm loét trở lại. Do đó, viêm loét đại tràng rất dễ tái phát. Tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng khoa học giúp ngăn ngừa bệnh lý này tái phát hiệu quả.
4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng
Khi bị viêm loét đại tràng, bạn cần có một số nguyên tắc nhất định để tránh cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
4.1. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh viêm loét đại tràng
Mỗi một bệnh nhân sẽ có chế độ ăn uống phù hợp khác nhau, tùy cơ địa của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc chung của người bị viêm loét đại tràng là bổ sung các thực phẩm giàu các dưỡng chất là axit folic, canxi, sắt, kali, magie.
Các thực phẩm người bị viêm loét đại tràng cho vào thực đơn hàng ngày là:
Cá béo.
Trứng.
Thịt nạc.
Tinh bột.
Rau củ quả được nấu chín.
Thực phẩm được lên men với nhiều lợi khuẩn.
Người bị viêm loét đại tràng nên ăn trứng, thịt nạc, rau củ quả nấu chín
Ngoài ra, viêm đại tràng rất dễ dẫn đến tiêu chảy, nên bạn cần chú ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tránh để tình trạng mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến mệt mỏi, suy kiệt.
4.2. Thực phẩm người bị viêm đại tràng nên tránh
Khi bị viêm đại tràng, bạn nên kiêng một số thực phẩm sau để tránh làm bệnh trầm trong hơn:
Sữa và các chế phẩm từ sữa.
Thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, các đồ chiên rán.
Thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt.
Thực phẩm có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu.
Các thức uống có chứa gas, cồn, cafein như bia rượu, cà phê, trà.
Nếu bạn muốn ăn các thực phẩm này, tốt nhất hãy ăn từng lượng nhỏ để theo dõi xemhệ tiêu hóacó bị ảnh hưởng không. Nếu cáctriệu chứng của viêm đại tràng nặnghơn sau khi ăn các thực phẩm này thì cần dừng ngay lập tức.
4.3. Lưu ý chung cho chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày
Hàng ngày, bạn cần chú ý các điểm sau:
Chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải, giảm các triệu chứng cả bệnh viêm loét đại tràng. Thay vì 3 bữa chính, bạn có thể chia thành 6 bữa nhỏ, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Ghi nhật ký ăn uống
Bạn nên ghi lại nhật ký ăn uống hàng ngày để xác định được các thực phẩm gây kích ứng, làm triệu chứng bệnh trầm trọng dễ dàng hơn. Hơn nữa, ghi nhật ký ăn uống sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chế độ dinh dưỡng của bạn, từ đó điều chỉnh nếu cần thiết bởi viêm đại tràng nhưng bạn vẫn cần một thực đơn ăn uống đủ dinh dưỡng.
Nên ghi lại nhật ký ăn uống hàng ngày để xác định được các thực phẩm gây kích ứng, làm triệu chứng bệnh trầm trọng dễ dàng hơn
Ăn chín, uống sôi
Thực phẩm được nấu chín sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn là ăn tươi sống. Do đó, người bệnh vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà không làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh.
Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được khôngcòn phụ thuộc nhiều yếu tố như mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân,... Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết đây là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa, bạn cần đi thăm khám để được tư vấn cụ thể.
Tổng đài tư vấn sức khỏe1900 56 56 56luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!