Tin tức
Giải đáp thắc mắc: Sinh thiết tủy xương có đau không?
- 11/12/2020 |Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) an toàn, chính xác
- 15/02/2021 |Kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung và tầm quan trọng của nó
- 21/07/2021 |Có những loại xét nghiệm sinh thiết nào và xét nghiệm sinh thiết có cần nhịn ăn không?
1. Sinh thiết tủy xương là phương pháp gì?
Sinh thiết tủy xương là phương pháp xét nghiệm các mô xương và tuỷ bằng cách phân tích hóa học hoặc soi dưới kính hiển vi. Các mô này được lấy ra từ mao chậu sau trên bởi kim sinh thiết chuyên dụng.
Sinh thiết tủy xương sẽ được chỉ định khi hệ thống máu gặp vấn đề bất thường
Phương pháp xét nghiệm này sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác liệu bạn có bị mắcung thưmáu hoặc gặp các vấn đề bất thường nào về hệ thống máu hay là không.
2. Mục đích của phương pháp xét nghiệm sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy xương chỉ được thực hiện khi kết quả xét nghiệm máu xuất hiện sự thay đổi quá cao hoặc quá thấp về hàm lượng hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu. Mục đích thực hiện thủ thuật xét nghiệm này là:
Biết rõ nguyên nhân gây ra các vấn đề bất thường của hệ thống máu. Đó có thể là do mắc phải các bệnh bạch cầu hoặc rối loạn về máu.
Theo dõi cũng như kiểm soát được quá trình điều trị bệnh.
Chẩn đoán chính xác những bệnh lý liên quan đến tủy xương hoặc máu hay thậm chí là ung thư.
Xác định được giai đoạn phát triển của ung thư.
3. Vậy sinh thiết tủy xương có đau không?
Sinh thiết tủy xương có đau không là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Vì đây là phương pháp xét nghiệm dùng kim sinh thiết chọc hút tế bào mô tuỷ xương qua da nên có thể gây ra tình trạng đau nhẹ hoặc trung bình và thường không kéo dài.
Sinh thiết tủy xương có đau không là điều mà rất nhiều người thắc mắc
Tay nghề của bác sĩ trong việc thực hiện kỹ thuật sinh thiết cũng ảnh hưởng đến mức độ đau của bệnh nhân. Ngoài ra, yếu tố gây đau cũng ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý lo sợ của người bệnh.
4. Quy trình thực hiện sinh thiết tủy xương sẽ trải qua các bước nào?
Quy trình sinh thiết tủy xương sẽ được thực hiện như sau:
Kiểm tra trước khi sinh thiết
Để đảm bảo quá trình thực hiện sinh thiết tủy xương diễn ra suôn sẻ, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
Đo huyết áp cũng như nhịp tim của bệnh nhân.
Chỉ định cho uống hoặc truyền qua tĩnh mạch thuốc an thần đối với những bệnh nhân bị lo lắng và bất an.
Thực hiện sinh thiết
Thường thì trước khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ khử trùng cho khu vực sinh thiết. Đồng thời, việc gây tê trong khoảng thời gian ngắn là điều không thể thiếu với mục đích giảm bớt đau trong quá trình sinh thiết tủy xương.
Người bệnh có thể thấy đau khi thực hiện sinh thiết tủy xương
Sau khi quá trình gây tê hoàn thành, bác sĩ sẽ dùng một cây kim sinh thiết chuyên dụng chọc vào mặt sau của xương chậu rồi xoay kim cho đến khi lấy được mẫu mô đặc của tuỷ xương. Đôi khi, quá trình này cũng có thể thực hiện ở khu vực phía trước hông. Bệnh nhân trong quá trình thực hiện sinh thiết sẽ có cảm giác đau và khó chịu khi kim di chuyển vào bên trong xương.
Kết thúc quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ từ từ rút kim ra ngoài rồi ấn nhẹ lên khu vực vừa lấy mẫu mô nhằm giúp ngưng chảy máu rồi băng lại.
5. Những lưu ý trước và sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương
Bệnh nhân trước và sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương cần lưu ý một số điều dưới đây:
Trước khi thực hiện
Bệnh nhân trước khi tiến hànhxét nghiệm sinh thiếttủy xương thường không cần chuẩn bị gì nhiều. Chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ trước khi thực hiện kỹ thuật sinh thiết để đảm bảo sức khỏe cũng như tâm trạng. Đặc biệt, cần phải trao đổi với bác sĩ những vấn đề dưới đây:
Các loại thuốc đang sử dụng.
Tiền sử bệnh của bản thân, đặc biệt là tình trạng rối loạn máu.
Có dị ứng với băng gạc, thuốc gây mê hoặc các hoạt chất nào đó hay không.
Tình trạng sức khỏe hiện tại.
Cần phải khai báo cho bác sĩ tình hình sức khỏe trước khi thực hiện sinh thiết tủy xương
Sau khi thực hiện
Để đảm bảo không có biến chứng gì có thể xảy ra sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương, bệnh nhân cần phải:
Nằm và theo dõi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để đảm bảo bạn không bị chảy máu ở vùng thực hiện sinh thiết.
Nếu như gặp phải tình trạng đau, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng lấy sinh thiết.
Liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng sốt, đau dữ dội, chảy máu không ngừng hoặc sưng tấy ở khu vực thực hiện sinh thiết,…
6. Những biến chứng có thể xảy ra khi sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy xương chỉ là một thủ thuật xét nghiệm nhỏ, thường không ra những biến chứng nguy hiểm đến bệnh nhân. Đặc biệt, phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác hơn so với những xét nghiệm khác.
Biến chứng thường xảy ra là đau hoặc chảy máu ở vùng thực hiện sinh thiết. Bên cạnh đó, một vài trường hợp có thể bị thực hiện xét nghiệm lại vì mẫu mô không đủ hoặc lấy sai vị trí khiến cho việc chẩn đoán kết quả bị sai. Điều này sẽ làm mất thời gian của người bệnh và gây ra cảm giác khó chịu.
Sinh thiết tủy xương cần được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín
Đa phần những trường hợp trên thường là do chuyên môn của bác sĩ thực hiện sinh thiết tủy xương không cao. Chính vì vậy, người bệnh cần phải chọn lựa những bệnh viện có kinh nghiệm cũng như quy trình thực hiện chuyên nghiệp để có thể giảm đi những rủi ro không đáng có. Bởi vì, đây là một phương pháp xét nghiệm có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh ung thư.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc sinh thiết tủy xương có đau không. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu làm xét nghiệm sinh thiết, hãy liên hệ qua đường dây nóng của chúng tôi theo số1900 56 56 56để được hỗ trợ và tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!