Tin tức
Ghi nhớ ngay dấu hiệu nhồi máu cơ tim để tránh xa cửa tử
- 18/04/2021 |Giải đáp: Thiếu máu cơ tim có phải là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim?
- 27/05/2021 |Những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim bạn không thể bỏ qua
- 25/05/2021 |Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ về nguyên nhân, triệu chứng
1. Tổng quan về bệnh nhồi máu cơ tim
1.1. Thế nào lànhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ timtức là một hoặc nhiều nhánh động mạch vành - nơi cung cấp máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn một cách đột ngột khiến cho tế bào cơ tim bị chết. Nếu không được phát hiện và điều trị ngay thì tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.
Có thể hiểu nhồi máu cơ tim cụ thể hơn như sau: tim muốn hoạt động tốt cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục. Đảm nhận nhiệm vụ này chính là hai nhánh động mạch vành lớn. Khi một trong số chúng bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy nên gọi là thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim kéo dài làm cho mô cơ tim bị chết, đau thắt ngực thì gọi là nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng
Bệnh nhồi máu cơ tim có cơ chế gây bệnh do mảng xơ vữa tăng dần làm hẹp khít lòng mạch hoặc mảng xơ vữa bong ra và tạo thành cục máu đông làm tắc lòng mạch máu. Nếu tắc nhánh mạch máu nuôi nút tạonhịp timsẽ gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
1.2. Vì sao bị bệnh nhồi máu cơ tim
Hầu hết các trường hợpbị nhồi máu cơ timlà do xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa tích tụ và bám vào thành mạch máu trong thời gian dài chính là lý do khiến cho động mạch bị xơ vữa.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim như sau:
- Tăng cholesterol
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa làm thúc đẩy quá trình hình thành mảnh xơ vữa và tắc nghẽn động mạch vành. Các chất béo này gồm: sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt,... Chất béo bão hòa làm tắc nghẽn động mạch bằng cách làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, ăn nhiều chất béo chuyển hóa cũng là lý lo tăng cholesterol. Chất béo này có nhiều trong đồ ăn được chế biến sẵn và thường được ghi trên nhãn với tên gọi chất béo hydro hóa một phần hoặc đã được hydro hóa.
Huyết áp càng cao càng dễ bị nhồi máu cơ tim vì nó khiến động mạch bị tổn thương, mảng xơ vữa dễ hình thành.
- Nồng độ triglyceride cao
Triglyceride đi khắp cơ thể cho đến lúc được dự trữ trong tế bào mỡ. Một số triglyceride có thể tồn đọng lại trong động mạch từ đó thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.
Khi lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho mạch máu bị tổn thương các mạch và sinh ra bệnh mạch vành.
Người bị tiểu đường có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao
- Hút thuốc lá
Đây là yếu tố làm tăng nguy cơbệnh mạch vànhvà nhồi máu cơ tim.
- Béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch trong đó có nhồi máu cơ tim.
- Tuổi tác
Tuổi tác càng lớn nguy cơ nhồi máu cơ tim càng cao.
- Gia đình
Nguy cơ nhồi máu cơ tim cao nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh lý này.
Ngoài ra, nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện ở các trường hợp có tiền sử với tiền sản giật, vận động ít, stress kéo dài, tăng huyết áp trong thai kỳ.
2. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim cần ghi nhớ
2.1. Tầm quan trọng của việc nhận diện sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Nhận biếtdấu hiệu nhồi máu cơ timcàng sớm thì càng tăng cơ hội sống. Đối với bệnh nhồi máu cơ tim, tiến hành các phương pháp can thiệp càng nhanh thì cơ hội sống càng cao. Đặc biệt, can thiệp trong những giờ đầu thì hiệu quả thu được sẽ là tốt nhất. Ngược lại, càng chậm trễ thì tỷ lệ tử vong càng lớn.
Hiện nay, người bị nhồi máu cơ tim có thể được cứu sống nhờ phương pháp tim mạch can thiệp làm mở thông lại động mạch vành, lập lại dòng máu. Phát hiện sớm dấu hiệu nhồi máu cơ tim để đến bệnh viện và can thiệp bằng phương pháp này ngay sẽ làm giảm triệu chứng bệnh, giảm thiểu tối đa tình trạng cơ tim tổn thương.
2.2. Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình
Ghi nhớ ngaydấu hiệu nhồi máu cơ timđiển hình dưới đây để sớm đến bệnh viện chữa trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho tính mạng:
Đau tức ngực kèm khó thở dữ dội là 1 trong các dấu hiệu nhồi máu cơ tim
-Đau tức ngực đột ngộtvài phút rồi tiếp tục tái diễn. Đau ở giữa xương ức và tạo cảm giác như ngực đang bị cái gì đó đè nặng, bóp nghẹt. Cũng có một số trường hợp bị đau ở thượng vị, hàm, cổ, lưng, tay,...
- Khó thở đi kèm với đau ngực.
- Mệt mỏi bất chợt chưa từng thấy từ trước đến thời điểm bị như vậy. Triệu chứng này sẽ tái diễn liên tục và trở nên nghiêm trọng hơn khi cơn nhồi máu cơ tim đến gần.
- Hay cảm thấy lo lắng mà không hiểu vì sao.
- Buồn nôn, nôn và khó tiêu.
- Cánh tay đau hoặc tê đến mức khó chịu, cánh tay ngứa ran và sưng phù.
- Chóng mặt hoa mắt bất chợt kèm theo đổ mồ hôi, thay đổi nhận thức.
- Nhức đầu đi liền với nhầm lẫn ý thức.
- Rối loạn giấc ngủ với triệu chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ.
3. Việc cần làm khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Ngay khi phát hiện cácdấu hiệu nhồi máu cơ timtrên đây người bệnh cần:
- Dừng mọi hoạt động, ngồi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu gối co trên mặt phẳng nghiêng 75 độ so với mặt đất để cho máu được lưu thông.
- Bình tĩnh, thở chậm, hít sâu.
- Nới lỏng cổ áo
- Gọi người giúp đỡ.
Khi phát hiện người bị nhồi máu cơ tim, người bên cạnh nên:
- Nếu bệnh nhân tỉnh hãy làm như ở trên.
- Nếu bệnh nhân đã ngất:
+ Hô hấp nhân tạo bằng cách đặt họ nằm xuống, kê gối xuống dưới cổ, móc đờm dãi hoặc vật lạ trong miệng họ ra rồi bịt mũi, dùng miệng của mình ngậm kín miệng bệnh nhân sau đó thở 2 hơi liên tục.
+ Ép tim ngoài lồng ngực bằng cách cho người bệnh nằm lên mặt phẳng cứng rồi quỳ gối bên trái họ, chồng hai tay lên nhau và đặt trước tim rồi ấn sâu xuống và nới lỏng tay. Cứ làm như vậy khoảng 60 lần/phút.
Phương pháp sơ cứu trên đây cần được tiến hành càng nhanh càng tốt để tăng cơ hội sống và giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh.
Không thể xem thường nhữngdấu hiệu nhồi máu cơ timnếu bạn muốn bảo vệ sự sống của mình. Vì thế, nhanh đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu là cách tốt nhất để bạn tìm được hướng an toàn cho sự sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi tổng đài1900565656để có được sự trợ giúp y tế từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!