Tin tức
Gãy móng tay: nguyên nhân và cách phòng tránh
- 15/08/2023 |Móng tay bị tím có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
- 22/06/2023 |Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?
- 22/11/2023 |Cắn móng tay bị gì? Nguyên nhân và tác hại của việc cắn móng tay
1. Nguyên nhân gây gãy móng tay
Về nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng móng tay giòn, gãy móng tay, có thể kể đến gồm:
- Thừa độ ẩm: Trong cuộc sống sinh hoạt hoặc trong lao động hàng ngày, khi móng tay tiếp xúc với nước, bị ướt, chúng có xu hướng dày lên và co lại khi khô. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và lại trong môi trường nước có chất tẩy rửa mạnh, móng có thể bị khô và trở nên dễ bong tróc, dễ gãy.
- Vấn đề tuổi tác: khi cơ thể càng già, móng tay mọc càng chậm và chúng trở nên khô hơn, mỏng hơn và vì thế trở nên dễ gãy. Mặc dù không phải bất cứ ai già cũng gặp hiện tượng gãy móng tay thường xuyên song nhìn chung, tuổi tác được xem là một trong những nguyên nhân khiến móng tay chân yếu và thoái hóa.
- Hội chứng Raynaud: Hội chứng này là tình trạng ảnh hưởng tới sự lưu thông, hoạt động của các mạch máu. Lúc này, mạch máu bị tắc nghẽn, máu không được cung cấp đủ tới được các ngón tay chân khiến móng không được nuôi dưỡng và từ đó trở nên khô giòn, dễ gãy.
- Suy giáp: Tình trạng khiến cho sự tiết mồ hôi - chất dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể bị suy giảm. Từ đó, cả da và móng tay đều trở nên khô hơn. Cùng với hiện tượng móng tay giòn, dễ gãy, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng như: tăng cân, mệt mỏi, cơ thể đau nhức và một số vấn đề khác liên quan tới trí nhớ.
- Thiếu máu: Xảy ra khi bạn bị mất quá nhiều máu hoặc chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu chất sắt. Khi thiếu máu, bạn có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, móng giòn, dễ gãy, cong như chiếc thìa.
- Hệ quả của việc điềutrị ung thư: Một số phương pháp điều trị ung thư nhưhóa trịcó thể khiến cho da, móng trở nên khô, phát triển chậm và dễ gãy.
- Thiếu dinh dưỡng: Khi xuất hiện hiện tượng gãy móng tay thường xuyên mà không phải do bệnh thì có thể do cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bạn còn có thể hay bịchuột rút, khô tóc, tróc da,...
Móng khô giòn, dễ gãy là tình trạng không ít người thường gặp phải
2. Khắc phục tình trạng gãy móng tay như thế nào?
Có thể nói, để khắc phục tình trạng gãy móng tay, cần căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới chúng.
Đối với những nguyên nhân do bệnh lý
Chẳng hạn nhưsuy giáp, Raynaud,... bạn cần chữa trị dứt điểm bệnh. Đồng thời, chia sẻ với bác sĩ điều trị để có được cách hạn chế, khắc phục hiệu quả nhất.
Suy giáp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe móng tay
Với nguyên nhân không phải bệnh lý
Bạn có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc đơn giản để hạn chế tình trạng gãy móng tay như sau:
- Sử dụng găng tay: khi phải thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc mỗi khi sử dụng hóa chất (lau nhà, rửa bát,...) Việc sử dụng găng tay không chỉ bảo vệ phần móng mà còn hạn chế tình trạng dị ứng đối với da tay.
- Bổ sung biotin: Biotin không chỉ có tác dụng đối với móng tay mà cả với tóc. Chính vì thế, với những người có tình trạng rụng tóc nhiều, móng tay giòn, dễ gãy, thường được chỉ định bổ sung thêm biotin. Tuy nhiên, đây là chất không thể bổ sung một cách tùy ý, bởi vậy, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để được bác sĩ chỉ định xem có cần thiết bổ sung hay không.
- Tránh sử dụng các loại móng nhân tạo: Hiện nay, việc dán, nối móng tay được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, móng tay giả thường được làm bằng acrylic - có hại cho móng tay thật. Hơn nữa, để tăng độ bám dính của móng giả, bạn thường sẽ phải mài cho móng mỏng đi. Mài mòn, acrylic keo gắn đều là các yếu tố gây hại cho móng của bạn.
Móng tay dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả hoạt động có tính thẩm mỹ
- Hạn chế sơn móng tay: nếu móng của bạn yếu, giòn, dễ gãy, bạn nên hạn chế việc sơn móng tay bởi cũng giống như gắn móng giả, khi sơn, móng phải được mài để tăng độ bám dính. Đây là điều gây hại cho móng.
- Tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều protein: khi cơ thể được cung cấp đủ protein, chúng sẽ tăng khả năng sản xuất keratin, giúp tóc, móng thêm chắc khỏe. Vì thế, tiêu thụ thực phẩm có protein tốt cũng giúp ích cho móng tay của bạn.
- Giữ móng tay ở độ dài vừa phải: có thể nói, để móng tay ở độ dài vừa phải là điều cần thiết bởi có thể vừa giúp chúng bảo vệ phần thịt đầu ngón tay, vừa tránh sự va quệt gây trầy xước.
- Chú ý chăm sóc tay, móng tay: bạn có thể lựa chọn một số loại kem dưỡng da có chứa các thành phần như alpha hydroxy hoặc lanolin để chăm sóc móng. Chúng sẽ giúp sức khỏe của móng được tăng cường.
- Ngoài ra, nếu móng có hiện tượng mẻ hoặc tách, bạn có thể sử dụng sơn bóng để sơn lên. Tuy nhiên, tuyệt đối không mài móng, không lạm dụng và không dùng axeton để tẩy.
- Không sử dụng móng tay như dụng cụ trong cuộc sống: Một số người thường có thói quen sử dụng móng tay để thực hiện một số công việc như: tách vật dụng, mở lon nước ngọt,... Đây là những hành động có thể gây hại cho móng, khiến móng sứt, gãy.
Thực phẩm luôn là biện pháp tốt nhất để bổ sung và tăng cường sức khỏe của cơ thể
Có thể nói, móng tay bị giòn, gãy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng sẽ không đáng lo nếu tình trạng này không diễn ra thường xuyên và không kèm theo một số triệu chứng khác. Tuy nhiên, nếu bạn thấy móng tay luôn trong tình trạng khô, nứt, dễ gãy thì nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.
Nếu là do những thói quen trong sinh hoạt hoặc do điều kiện sống, sinh hoạt, bạn có thể thay đổi các thói quen đó. Nếu là bệnh hoặc do thiếu chất, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là xác định đúng nguyên nhân để có sự phòng ngừa, chăm sóc hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!