Tin tức

FT3 - Một xét nghiệm hữu hiệu trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp

Ngày 29/04/2020
KTV. Vũ Thị Nga - Trung tâm xét nghiệm
Rối loạn hormon tuyến giáp là nguyên nhân của các bệnh lý tuyến giáp. Cho nên việc thường xuyên kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp là biện pháp hữu hiệu trong việc theo dõi, phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp. FT3 mà một trong những hormon cần phải theo dõi thường xuyên.

1. FT3 là gì?

Tuyến giáplà nơi duy nhất sản xuất ra Triiod-thyroxin (T3) và thyroxin (T4). Hầu hết hormon giáp trạng sản xuất dưới dạng T4 có hoạt chất sinh học yếu.

Các tế bào của cơ thể sẽ chuyển đổi T4 thành T3, một chất có hoạt tính sinh học mạnh hơn. Các T3 sau khi được tạo hầu hết được gắn với các protein huyết tương, một phần nhỏ còn lại (chỉ chiếm khoảng 0,2% T3 toàn phần) được lưu hành dưới dạng tự do (FT3) hay dạng có hoạt tính trong máu.

Hình 1: tuyến giáp

Hình 1: tuyến giáp

Sự ảnh hưởng của T3 lên các mô đích mạnh gấp 4 lần so với T4 vì vậy chức năng của T3 được thể hiện rõ ràng hơn so với T4. T3 có tác dụng thúc đẩy làm tăng quá trình trao đổi chất do đó làm tăng mức độ sử dụng oxy và năng lượng của cơ thể. T3 lưu thông được trong máu nhờ gắn vào các protein trong huyết tương mà các protein này phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh (mang thai, dùng thuốc tránh thai, bệnh gan, điều trị bằng estrogen,...).

Khi nồng độ các protein thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của T3 trong khi đó dạng tự do của T3 không phụ thuộc vào protein vận chuyển nên nó không thay đổi. FT3 là phần chịu trách nhiệm cho hoạt động sinh học của tuyến giáp, do đó đo nồng độ FT3 trong chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp sẽ có độ tin cập và chính xác hơn.

Chính vì thế, việc định lượng FT3 càng ngày càng được các bác sĩ sử dụng thay thế cho xét nghiệm định lượng T3.

Sự điều hòa quá trình sản xuất hormon T3 được vùng dưới đồi đảm nhiệm. Khi lượng T3, T4 trong máu giảm hay khi cơ thể phải chống lại một tình trạng stress hoặc tâm thần, vùng dưới đồi sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất ra TSH.

Tiếp đó TSH sẽ kích thích tuyến giáp giải phóng ra T3 và T4. T4 lưu hành trong máu đến các mô ngoại biên và tại các mô T4 bị chuyển đổi thành T3 (làm mất một iod).

Khi nồng độ T3, T4 tự do trong máu tăng cao, tuyến yên sẽ bị kích thích ngược lại để làm giảm sản xuất TSH thông qua cơ chế điều hòa ngược (negative feedback).

Hình 2: Cấu trúc phân tử của các hormon tuyến giáp

Hình 2: Cấu trúc phân tử của các hormon tuyến giáp

Vì vậy bác sĩ thường kết hợp xét nghiệm FT3, T4, FT4, TSH để theo dõi tình trạng chức năng tuyến giáp.

2. Xét nghiệm FT3 được thực hiện lúc nào?

Xét nghiệm FT3 thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có biểu hiện các triệu chứng của các bệnh lý tuyến giáp bao gồm cả cường giáp vàsuy giápnhưng nồng độ FT4 bình thường hoặc ở gần giới hạn cao. FT3 cũng được chỉ định cùng với T3, FT4, TSH để chẩn đoán nguyên nhân suy giáp tại tuyến giáp hay tại tuyến yên.

Sử dụng FT3 để theo dõi hiệu quả điều trị đối với những người mắc bệnh cường giáp.

Xét nghiệm cũng được sử dụng để đánh giá những người bệnh có tình trạng bình giáp lâm sàng song có sự biến đổi các protein đóng vai trò vận chuyển hormon tuyến giáp (có thai, rối loạn albumin máu,...).

Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu huyết thanh hoặc huyết tương chống đông heparin. Không cần yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi lấy mẫu.

Việc sử dụng một số thuốc trước khi lấy mẫu có thể khiến cho nồng độ FT3 thay đổi vì vậy khi đến thăm khám cần mang theo các thuốc đang sử dụng để được bác sĩ tư vấn.

Những thuốc có thể làm tăng nồng độ FT3 như: amiodarone, clofibrate, cytomel, methadone, thuốc tránh thai dạng uống, estrogen, phenothiazin, tamoxifen, terbutaline, thyroxin, acid valproic.

Những thuốc có thể làm giảm nồng độ FT3 như: steroid chuyển hóa, androgen, thuốc kháng sinh tổng hợp, aspirin, atenolol, carbamazepin, cimetidin, corticosteroid, furosemide, lithium, phenytoin, propranolol, theophylin.

3. Kết quả FT3 bất thường gặp trong những bệnh lý nào?

Giá trị bình thường của FT3 trong máu: 3,1 - 6,8 pmol/l.

Tăng nồng độ FT3 thường gặp trong:

Giảm nồng độ FT3 thường gặp trong:

  • Đang bị một bệnh lý cấp tính.

  • Người bệnh mắc một bệnh lý mãn tính.

  • Thiếu hụt globulin gắn T3 bẩm sinh.

  • Suy giáp.

  • Sau cắt bỏ tuyến giáp.

4. Làm thế nào để phòng chống bệnh lý tuyến giáp

Các bệnh lý tuyến giáp là những bệnh liên quan đến vấn đề rối loạn chức năng do các bất thường gây ra sự rối loạn sản xuất và chuyển hóa cáchormon tuyến giápnhư: suy giáp, cường giáp, bướu giáp, hạt giáp,ung thư tuyến giáp,...

Hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh lý về tuyến giáp ngày càng tăng cao, nguyên nhân chủ yếu do môi trường sống, thói quen sống không khoa học, chế độ ăn không hợp lý,... Một số biện pháp có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp như:

  • Tránh tiếp xúc với bức xạ đặc biệt là vùng đầu và cổ: tiếp xúc quá mức với tia bức xạ là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tuyến giáp. Các tế bào tuyến giáp rất nhạy cảm với tia X và các tia phóng xạ khác, chúng dễ dàng bị phá hủy hoặc bị đột biến các nếu tiếp xúc với các tia xạ.

  • Bổ sung chế độ ăn đủ iod: iod là một thành phần cấu tạo nên T3 và T4. Người ăn chế độ ăn thiếu iod thường bị bướu cổ. Iod thường được thêm vào muối ăn, nó có nhiều trong các thực phẩm như cá, sò, tôm, ốc, trứng, các sản phẩm từ sữa, hành tây, củ cải, chuối,...

  • Kiểm tra tuyến giáp định kỳ: siêu âm tuyến giáp và tiến hành những xét nghiệm theo dõi chức năng tuyến giáp định kỳ 3 - 6 tháng một lần sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng của tuyến giáp thường xuyên để sớm phát hiện được những bất thường và tiến hành điều trị sớm.

  • Thận trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: Phụ nữ có tỷ lệ mắc các bệnh lý về tuyến giáp cao gấp 3 lần so với nam giới và thường xảy ra trong độ tuổi sinh sản nên đối với phụ nữ việc thường xuyên kiểm tra tuyến giáp là rất quan trọng.

  • Xét nghiệm đột biến gen: Đột biến gen cũng là một yếu tố nguy cơ gây nên ung thư tuyến giáp thể tủy, một loại ung thư mang tính chất gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì nên tiến hành xét nghiệm để kiểm tra xem bản thân có mang gen bệnh hay không. Giúp bạn phát hiện sớm nguy cơ bị ung thư tuyến giáp.

Hình 3: Các thực phẩm giàu iod

Hình 3: Các thực phẩm giàu iod

Các bệnh lý tuyến giáp là những bệnh lành tính việc phát hiện và điều trị sớm cho nên việc thăm khám tuyến giáp và tiến hành các xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường xuyên là một việc rất quan trọng.

Nếu bạn đang phân vân lựa chọn đơn vị thăm khám thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị bạn nên lựa chọn. Với các chuyên gia đầu ngành cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện luôn cố gắng mang đến cho bạn những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cùng những kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng nhất.

Gọi ngay đến tổng đài1900 56 56 56để đặt lịch thăm khám nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map