Tin tức

Dùng lá chữa sỏi thận: Cẩn thận nguy hiểm tiềm tàng

Ngày 12/10/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hiện nay, không ít người bị sỏi thận vẫn dùng lá chữa sỏi thận tại nhà theo các phương pháp dân gian, truyền miệng. Tuy vậy, nhiều trường hợp đã gặp phải biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất mạng do lạm dụng thuốc, lá cây không rõ nguồn gốc.

1. Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh lýsỏi thậnxuất hiện khi lượng khoáng chất tồn tại trong nước tiểu tích tụ lại ở một số cơ quan tronghệ tiết niệu, hình thành sỏi ở dạng tinh thể rắn. Chúng tập trung chủ yếu tại thận, vùng niệu đạo vàbàng quang.

Hình minh họa sỏi tích tụ trong thận

Hình minh họa sỏi tích tụ trong thận

Có 2 cơ chế lý tưởng để sỏi hình thành, đó là nồng độ nước tiểu giảm thấp và nồng độ khoáng chất ở thận tăng lên. Hai cơ chế này có thể xuất hiện song song hoặc độc lập.

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, như thói quen nhịn bữa sáng, không bổ sung đủ nước, chế độ dinh dưỡng mất cân đối, nhịn đi tiểu, thiếu ngủ thường xuyên,... hoặc do một số bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu khác.

2. Triệu chứng đặc trưng khi bị sỏi thận

Để nhận biết bệnh lý sỏi thận, bạn có thể dựa vào một vài dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Đau ở vùng lưng và mạn sườn phía dưới: Cơn đau xuất hiện do sự cọ xát của sỏi hoặc nước tiểu bị tắc, cảm giác đau xuất hiện ở vùng lưng và mạn sườn dưới. Đôi khi, cơn đau còn lan xuống bắp đùi, vị trí bụng dưới.
  • Đau buốt lúc đi tiểu: Việc sỏi di chuyển từ niệu quản xuống bàng quang hoặc từ bàng quang xuống niệu đạo gây cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
  • Nước tiểu lẫn máu: Do ma sát của sỏi khi di chuyển gây ra các tổn thương ở các cơ quan của hệ tiết niệu như thận, niệu đạo, bàng quang,... Từ đó, người bệnh có thể đi tiểu lẫn theo máu, tình trạng này có thể nhìn bằng mắt thường hoặc cần quan sát trên kính hiển vi.
  • Đi tiểu khó (tiểu dắt và tiểu són): Sỏi thận có thể gây ra các kích thích, tạo cảm giác buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu lại không nhiều, thậm chí không có. Ngoài ra, nếu sỏi gây ra tình trạng bít tắc thì người bệnh còn có thể cảm thấy những cơn quan quặn thận.
  • Buồn nôn và nôn: Đường ruột và thận liên kết khá chặt chẽ với nhau thông qua hệ thống dây thần kinh. Cơn đau tại vùng thận sẽ tác động tới đường ruột, khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn.
  • Sốt, cơ thể ớn lạnh: Những tổn thương, viêm nhiễm ở hệ tiết niệu có thể gây nên tình trạng sốt, có cảm giác ớn lạnh cho người bệnh.

Người bị sỏi thận thường bị đau tại vùng lưng và mạn sườn dưới

Người bị sỏi thận thường bị đau tại vùng lưng và mạn sườn dưới

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường kể trên, bạn cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

3. Quan niệm sử dụng lá sỏi thận của người dân có nguy hiểm không?

Hiện nay, nhiều người vẫn có thói quen sử dụng một số loại lá cây, thuốc Nam để trị sỏi thận. Lá sa kê, kim tiền thảo, ngò gai, rau ngổ,... là những loại lá thường được dùng. Bởi theo kinh nghiệm dân gian thì chúng có tác dụng lợi tiểu, làm tan sỏi thận.

Nhiều trường hợp đã gặp phải biến chứng nguy hiểm khi dùng lá sỏi thận

Nhiều trường hợp đã gặp phải biến chứng nguy hiểm khi dùng láchữa sỏi thận

Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá hay bất kỳ bài thuốc nam nào, bạn cần tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Vì trong thực tế từng có nhiều trường hợp gặp phải biến chứng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do sử dụng lá cây, bài thuốc không rõ nguồn gốc.

Phần lớn các loại lá chữa sỏi thận đều có tác dụng lợi tiểu. Nếu quá lạm dụng, chúng sẽ gây rối loạn điện giải, khiến cơ thể mất nước. Thận lúc này phải làm việc nhiều hơn, kéo theo đó là tình trạngmệt mỏi, háo nước,chuột rúttác động tiêu cực lên hệ cơ và tim mạch.

Mặt khác, lá hay thuốc Nam trị sỏi thận kích thích lợi tiểu còn là nguyên nhân khiến đường tiết niệu bị tắc. Từ đó hình thành vùng nhiễm khuẩn, có thể gâysuy thậnmạn tính.

Chính bởi tính chất nguy hiểm như trên mà việc tự chữa sỏi thận bằng thuốc Nam, lá cây tại nhà không hề được khuyến khích. Muốn loại bỏ sỏi thận một cách an toàn, bạn nên đi thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.

4. Các phương pháp điều trị sỏi thận theo y học hiện đại, an toàn

Can thiệp ngoại khoa, nội khoa là 2 phương pháp điều trị sỏi thận được áp dụng phổ biến nhất trong y học hiện đại.

4.1. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị này thường áp dụng trong trường hợp kích thước sỏi đã lớn, chèn ép lên nhiều hệ cơ quan, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Điều trị sỏi thận bằng phương pháp phẫu thuật nội soi

Điều trị sỏi thận bằng phương phápphẫu thuật nội soi

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm lấn giúp đưa sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh như kỹ thuật tán sỏi, phẫu thuật nội soi,...

4.2. Phương pháp điều trị nội khoa

Trường hợp kích thước sỏi chưa lớn (thường với sỏi nhỏ hơn 5mm), sỏi mới hình thành, các bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định điều trị nội khoa. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích sỏi bài tiết ra ngoài một cách tự nhiên thông qua đường tiểu, không cần dùng đến biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Khi được phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu, khả năng điều trị dứt điểm sỏi thận bằng phương pháp nội khoa rất cao. Chi phí điều trị cũng hợp lý hơn so với điều trị ngoại khoa.

Khi đó, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm tan sỏi, đào thải sỏi thận ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết nước tiểu. Thời gian điều trị nội khoa dài hay ngắn còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh.

5. Một số biện pháp phòng ngừa sỏi thận

Bên cạnh tìm hiểu phương pháp điều trị, bạn nên chủ động phòng tránh sỏi thận thông qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như:

  • Bổ sung cho cơ thể đủ nước (uống đều đặn 2 đến 3 lít nước mỗi ngày).
  • Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn.
  • Hạn chế để cơ thể hấp thụ quá mức caffeine (tập trung nhiều trong trà, cà phê, chocolate,.. ).
  • Giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể thông qua chế độ ăn nhạt, hạn chế sử dụng đồ đóng hộp như thịt xông khói, xúc xích, đồ ăn sẵn,...
  • Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, nhằm duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
  • Không nhịn tiểu.

Uống đủ nước là cách đơn giản phòng ngừa sỏi thận

Uống đủ nước là cách đơn giản phòng ngừa sỏi thận

Hi vọng rằng phần chia sẻ chi tiết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ rủi ro nếu lạm dụnglá chữa sỏi thậntại nhà. Vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện nghi ngờ mắc sỏi thận, bạn hãy tới cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được nhân viên hướng dẫn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map