Tin tức

Điều trị tâm lý cho người bị ung thư - chìa khóa giúp tăng hiệu quả chữa bệnh

Ngày 26/02/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Trong hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư, tinh thần của người bệnh đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, tâm lý của bệnh nhân thường không ổn định, dễ rơi vào tình trạng tuyệt vọng, căng thẳng,... thậm chí là buông xuôi. Vì vậy, việc tìm hiểu các liệu pháp điều trị tâm lý cho người bị ung thư là điều cần thiết.

1. Những vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư

Ung thư là bệnh lý nguy hiểm. Một số bệnhung thưnếu được phát hiện sớm, vẫn có thể điều trị thành công nhưng do tỷ lệ tử vong của bệnh lý này khá cao, quá trình điều trị khó khăn nên với nhiều người, ung thư là bản án tử hình. Điều đó lý giải vì sao một người khi bị chẩn đoán mắc ung thư thì tinh thần của họ và người thân rất dễ suy sụp.

Người bệnh ung thư rất dễ suy sụp tinh thần

Người bệnh ung thư rất dễ suy sụp tinh thần

Tâm lý của người bị ung thư thường rất nhạy cảm với những biểu hiện phổ biến như: lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, mất động lực và ý chí khi nghe tin mình bị ung thư. Nhất là sau khi điều trị hóa trị đi kèm với tác dụng phụ là mất ngủ, sụt cân, nôn,... thì người bệnh có thể suy kiệt cả về thể chất và tinh thần.

Người bệnh thường do dự, bối rối,... khi trao đổi với bác sĩ và khó đưa ra được quyết định cho bản thân. Và vì tâm lý quá nặng nề nên hiệu quả điều trị sẽ bị giảm. Một số người còn buông xuôi, từ bỏ điều trị, không uống thuốc, không tái khám,... nghiêm trọng hơn, họ tự hủy hoại bản thân như hút thuốc, uống rượu,... vì cho rằng ung thư là sẽ mất mạng.

Dựa theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ở Việt Nam có khoảng 95.000 người tử vong vì bệnh lý ung thư mỗi năm, trong số đó, có 30% số người mất vì suy kiệt tinh thần chứ không do khối u.

Một nghiên cứu khác ở Bệnh viện K được tiến hành trên 300 bệnh nhân ung thư, kết quả cũng cho thấy rằng:

  • Có tới 70% người bệnh bị căng thẳng tâm lý và cần có sự hỗ trợ.
  • Khoảng 40% người bệnh bịtrầm cảm; trong số đó mức độ trầm cảm nặng và rất nặng, thậm chí có ý định tự sát chiếm gần 50% và tình trạng rối loạn lo âu, cần can thiệp sớm chiếm 30%.

Đây đều là những con số thống kê đáng lo ngại.

Trầm cảm là một trong những tình trạng thường gặp ở người bị ung thư

Trầm cảm là một trong những tình trạng thường gặp ở người bị ung thư

2. Tầm quan trọng của việc điều trị tâm lý cho người bị ung thư

Như đã đề cập ở phía trên, tinh thần của người bị ung thư thường không ổn định, họ dễ rơi vào trạng thái chán nản, tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị. Do đó, việc duy trì tâm lý tích cực cho người bệnh là yêu cầu quan trọng để quá trình điều trị dễ dàng hơn. Khi người bệnh có niềm tin, suy nghĩ lạc quan thì chất lượng sống của họ cũng sẽ được nâng cao, ý chí điều trị cũng mạnh mẽ hơn.

Điều trị ung thư là cả một quá trình dài, thậm chí ngay cả khi đã hoàn thành, người bệnh vẫn phải theo dõi và tái khám. Vì vậy, với một số người, khi bệnh đã cải thiện nhưng họ vẫn lo sợ rằng một ngày nào đó, bệnh sẽ tái phát. Với những trường hợp này, việc áp dụng một số liệu phápđiều trị tâm lý cho người bị ung thưlà điều cần thiết.

Thực tế, bác sĩ, người thân và bạn bè chính là những nguồn động viên chủ yếu, giúp người bệnh vượt qua thời kỳ khủng hoảng tâm lý. Tinh thần tốt chính là yếu tố "chìa khóa" để người bệnh có thể chống chọi với bệnh tật.

Sự lạc quan giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn

Sự lạc quan giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn

3. Các liệu pháp điều trị tâm lý cho người bị ung thư bạn có thể tham khảo

Có rất nhiều liệu pháp điều trị tâm lý cho người bị ung thư khác nhau, sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:

3.1. Liệu pháp tâm lý phối hợp APT

APT là từ viết tắt của Adjuvant psychological therapy, đây là liệu pháp giúp giảm cảm giác lo âu, tăng cảm nhận thoải mái, cải thiện cảm xúc và tăng cường tinh thần chiến đấu. Thời gian có hiệu quả của liệu pháp này cũng khá nhanh chóng, chỉ trong khoảng 4 tuần. APT được tổ chức theo các mô đun, người bệnh sẽ tiếp xúc theo từng bậc, từ mô đun cơ bản và sau đó lên các nhóm nâng cao hơn.

3.2. Liệu pháp tâm lý nhóm

Liệu pháp này sẽ tập hợp các bệnh nhân có tình trạng bệnh tương tự nhau thành một nhóm, sau đó tương tác, trò chuyện và ghép cặp. Phương pháp này giúp giảm bớt sự căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Những cảm xúc tiêu cực,mệt mỏisẽ được loại bỏ, thay vào đó là sự tự tin, ý chí sống mạnh mẽ hơn. Liệu pháp này giúp tạo ra một môi trường hỗ trợ, giúp người bệnh có thể chia sẻ cởi mở hơn với những người giống mình.

3.3. Liệu pháp giải quyết vấn đề PST

Đúng như tên gọi, liệu pháp giải quyết vấn đề PST (Problems Solving Therapy) sẽ giúp người bệnh tiếp cận với vấn đề mà họ đang gặp, sau đó họ sẽ được hướng dẫn giải quyết vấn đề đó, loại bỏ được khúc mắc. Liệu pháp này đem đến kết quả tốt cho các chứng lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, liệu pháp cũng giúp người bệnh tương tác tốt hơn với bạn bè và người thân vì đây là những người cũng sẽ hỗ trợ người bệnh giải quyết vấn đề.

Sự tương tác với bạn bè, người thân cũng giúp người bệnh giải tỏa tâm lý

Sự tương tác với bạn bè, người thân cũng giúp người bệnh giải tỏa tâm lý

3.4. Liệu pháp hành vi thích hợp cảm xúc REBT

Liệu pháp REBT có tên đầy đủ là Rational-Emotive Behavior Therapy. Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh hiểu và chấp nhận vấn đề họ đang phải đối mặt, qua đó kiểm soát được vấn đề, cụ thể ở đây có thể là các cơn đau của người bệnh ung thư. Nói dễ hiểu hơn, liệu pháp giúp người bệnh thay đổi cảm xúc và cái nhìn về sự đau đớn.

3.5. Liệu pháp mở rộng tâm lý - tinh thần PSIT

Liệu pháp PSIT hay Psycho-Spiritual Integrative Therapy sẽ giúp người bệnh có được sự kết nối giữa bản thân với ý nghĩa cuộc sống, qua đó, họ có thể điều chỉnh cảm xúc, tĩnh tâm hơn. Người bệnh sẽ được hướng dẫn tập luyện một số bộ môn như thiền, yoga, thở,... để có thể tĩnh tâm trong suy nghĩ cảm xúc cũng như hành động. Họ cũng có thể nhận ra được những mặt tiêu cực của bản thân mình, từ đó thay đổi để tăng chất lượng sống.

3.6. Liệu pháp nhận thức hành vi CBT

Tên gọi đầy đủ của liệu pháp CBT là Cognitive Behavioral Therapy. Liệu pháp này sẽ tập trung vào những suy nghĩ gây ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi, từ đó giúp giảm bớt sự lo âu, trầm cảm và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Phương pháp CBT cũng áp dụng các kỹ thuật giúp thư giãn, tăng sự tưởng tượng cho người bệnh.

3.7. Liệu pháp giáo dục tâm lý

Liệu pháp này sẽ tập trung vào việc trò chuyện, hỗ trợ giải quyết vấn đề, thư giãn và xây dựng lối sống lành mạnh thông qua suy nghĩ hướng về cộng đồng, tăng cường rèn luyện thể chất, giảm căng thẳng và tiêu cực cho người bệnh.

Suy nghĩ hướng về cộng đồng cũng giúp tăng sự tích cực

Suy nghĩ hướng về cộng đồng cũng giúp tăng sự tích cực

3.8. Liệu pháp hành vi biện chứng DBT

Dựa theo tên gọi, liệu pháp DBT hay Dialectical Behavior Therapy sẽ hỗ trợ người bệnh các kỹ năng nhận thức và hành vi, hiểu được sự kết nối giữa suy nghĩ với cách cư xử, tìm ra được nguồn căn của căng thẳng để giải quyết vấn đề. Thực tế, liệu pháp DBT sẽ giúp giảm bớt một số triệu chứng về thể chất như giảmnhịp tim, giúp thư giãn,...

Trên đây là một số thông tin về các liệu phápđiều trị tâm lý cho người bị ung thưđể bạn tham khảo. Bên cạnh việc lựa chọn liệu pháp phù hợp, người thân và bạn bè nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện và bản thân người bệnh cần rèn luyện những bài tập vừa phải để có thể thư giãn, cởi mở và tích cực hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map