Tin tức

Điều trị mụn cóc bằng cách nào?

Ngày 08/04/2020
Tham vấn y khoa:ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Mụn cóc lây lan rất nhanh, gây đau và mất thẩm mỹ cho người mắc bệnh. Đây là nỗi ám ảnh của bất cứ ai khi mắc phải chứng bệnh này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mụn cóc, cách điều trị như thế nào để nhanh khỏi và không tái phát? Cùng MEDLATEC tìm hiểu bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

1. Mụn cóc là gì? Triệu chứng

Mụn cóclà một bệnh lý dễ nhận biết bởi sự xuất hiện các u nhỏ tăng sinh trên bề mặt da. Các khối u này thường sần sùi, lành tính và xuất hiện nhiều ở da bàn tay, ngón tay, bàn chân, nhiều khi xuất hiện ở bộ phận sinh dục thì được gọi là mụn cóc sinh dục. Ngoài việc gây đau đớn cho người bệnh thì các khối u nhỏ này còn gây mất thẩm mỹ và gây vướng cộm, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Mụn cóc gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống

Mụncóc gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống

Bệnh này có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Thông thường trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn do thói quen chơi đùa, tiếp xúc với mầm bệnh.

Các biểu hiện thường gặp:

  • Nếu mọc trên mặt hoặc đầu, chúng thường gây chảy máu dẫn đến đau đớn, khó chịu.

  • Nếu mọc ở bàn chân, chúng sưng rộp lên, có thể vỡ và gây đau đớn khi đi lại.

  • Nếu mọc tại móng tay, móng chân, chúng có thể gây nứt móng, hư móng.

  • Nếu mọc tại bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn, nó có thể gây đau, khó chịu.

Một số trường hợp, bệnh có thể tự biến mất theo thời gian, nhưng phần lớn đều phát triển to hơn và gây đau, chảy máu nếu không được điều trị. Tuy nhiên ngoài vấn đề thẩm mỹ và gây bất tiện cho bệnh nhân thì nó hoàn toàn lành tính, không gây hại đến sức khỏe.

2. Nguyên nhân gây nên mụn cóc

Theo một số quan niệm dân gian cho rằng mụn cóc là do chạm phải các dịch tiết từ da con cóc. Nhưng khoa học ngày nay đã chứng minh cóc không phải là nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Tác nhân gây nên bệnh này ở người là một virus có tên HPV (Human Papilloma virus). Chúng thường sống ở những nơi ấm, độ ẩm cao như trong đất, ngoài đồng ruộng, bể bơi,… Virus này xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết trầy xước trên da. Tại đó chúng sinh sôi, phát triển và gây bệnh, thường thì bệnh phát triển một thời gian mới nhìn thấy được.

Các đối tượng dễ mắc phải mụn cóc:

  • Trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn người lớn. Nguyên nhân là do chúng thường xuyên chơi đùa với đất, cát, đi chân đất, làm trầy xước chân tay, hay cắn móng tay, chưa biết giữ vệ sinh chân tay,… vì thế dễ tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây bệnh.

  • Những bệnh nhân mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS,ung thư máu, bệnhbạch cầu, bệnh gan, lách,… thường dễ mắc mụn cóc và điều trị lâu lành.

  • Người già và phụ nữ mang thai cũng có hệ miễn dịch suy giảm nên dễ mắc phải bệnh này nếu không cẩn thận.

  • Những người thường xuyên làm móng, dùng chung dụng cụ (kìm bấm, khăn,…) với nhiều người cũng có nguy cơ cao bị lây virus HPV.

  • Bệnh nhân bịrối loạn chuyển hóahoặc suy nhược thần kinh.

Các bố mẹ cần tập thói quen sinh hoạt sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ, hạn chế chơi với đất cát để ngăn ngừa bệnh mụn cóc và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Đồng thời cần giữ vệ sinh chung và bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh qua các vật dụng công cộng.

Trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn do thói quen chơi đùa và vệ sinh không sạch sẽ

Trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn do thói quen chơi đùa và vệ sinh không sạch sẽ

3. Các loại mụn cóc

Mụn cóc phát triển tại nhiều vị trí với các biểu hiện khác nhau. Có thể chia thành 2 loại phổ biến đó là loại mụn thông thường và loại mụn phẳng.

Loại thông thường

Là những cục mụn to nổi rõ trên da, bề mặt sần sùi, sẫm màu, thường hình tròn hoặc hình oval. Kích thước các cục mụn này to nhỏ khác nhau, có thể nhỏ tầm 2 mm, đôi khi lại lớn đến vài cm. Các cục mụn này có thể mọc ở bất kỳ vùng nào trên da, thường tập trung ở da tay, chân:

  • Mụn mọc dưới lòng bàn chân, bàn tay, ngón tay, các móng tay, móng chân: gây cộm, khi chạm vào rất đau đớn.

  • Mụn cóc Mosaic: là tập hợp của nhiều cục mụn nhỏ thành một chùm, thường mọc ở lòng bàn chân hoặc gót chân.

  • Mụn mọc ở bộ phận sinh dục, hậu môn: thường dễ lây khi có quan hệ tình dục.

Loại mụn cóc phẳng

Các cục mụn không nhô hẳn lên trên da mà chỉ là những sần nhỏ, kích thước chỉ 1 - 5 mm, bề mặt trơn láng và có màu hơi vàng. Loại này rất khó phát hiện, chỉ nhìn và sờ kỹ mới phát hiện được. Chúng lây lan rất nhanh, chủ yếu ở bàn tay, cẳng tay, mặt cổ và thường phải điều trị lâu mới khỏi.

Mụn cóc có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

Mụn cóc có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

4. Phương pháp điều trị

Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi trong 6 tháng nhưng thường rất hiếm, chủ yếu là ở trẻ em có sức đề kháng tốt. Đa phần trường hợp đều phải được điều trị để tránh lây lan và gây đau đớn cho người bệnh.

Điều trị bằng tiểu phẫu

Khi cục mụn lớn > 2cm, bạn sẽ được chỉ định gây tê tại chỗ và làm tiểu phẫu cắt bỏ cục mụn. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhờ thực hiện nhanh chóng, vết thương mau lành và ít có nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên chi phí có hơi cao hơn các phương pháp khác và nếu không lấy hết mụn thì sẽ dễ bị tái phát một thời gian sau đó.

Điều trị bằng đốt điện

Thường áp dụng cho các cục mụn nhỏ hơn hoặc mọc ở các vị trí khó làm tiểu phẫu. Phương pháp này tiến hành nhanh chóng, rẻ tiền và ít bị tái phát. Tuy nhiên thời gian phục hồi lâu hơn và bệnh nhân dễ nhiễm trùng, chảy máu tại vị trí đốt điện.

Chấm acid hoặc nitơ lỏng

Loại acid thường dùng là acid lactic và salicylic. Thực hiện chấm thường xuyên theo từng đợt. Phương pháp này an toàn, dễ thực hiện và ít để lại sẹo. Tuy nhiên cần phải kiên nhẫn vì thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng để có thể khỏi hoàn toàn.

Sử dụng laser

Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc đối với những bệnh nhân nhiễm vi rút nặng. Phương pháp này ưu điểm là có thể triệt để loại bỏ nốt sùi trên da, ngăn chặn sự lây lan ra các tổ chức khác xung quanh.

Điều trị bằng cách chấm acid hoặc nitơ lỏng

Điều trị bằng cách chấm acid hoặc nitơ lỏng

Bên cạnh đó, tiêm phòng vacxin HPV là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh mụn cóc và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Mụn cóc tuy lành tính nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Ngày nay, căn bệnh này đã có nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả và không còn là nỗi lo của mọi người. Nếu thấy có các dấu hiệu nghi ngờ mụn cóc, bạn nên đi khám sớm để được điều trị dứt điểm nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map