Tin tức
Điểm khác nhau giữa chỉ số SpO2 và chỉ số SaO2 là gì?
- 04/11/2021 |Giải đáp: chỉ số SpO2 thấp dấu hiệu bệnh gì?
- 07/09/2022 |Đánh giá: Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp với người bệnh!
- 21/11/2022 |Chỉ số SpO2 có ý nghĩa gì trong Y học?
1. Khái niệm chỉ số SaO2 là gì?
Chỉ số SaO2 (Functional oxygen saturation) là độ bão hòa oxy chức năng. SaO2 do Hemoglobin trong máu (Hb) kết hợp với Oxy tạo thành. Đây là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong kiểm tra và đánh giá tình trạng suy hô hấp ở người bệnh. Bên cạnh SaO2, để chẩn đoán nguy cơ suy hô hấp còn cần phải dựa trên cân bằng acid-base và các thông số khí máu khác như PaCO2, PaO2, AaDO2,...
Chỉ số SaO2 trong điều kiện bình thường sẽ ở trong khoảng 95 - 97%, hoặc cao hơn là 95 - 99% nếu PaO2 = 97%, PaCO2 = 40 mmHg và pH = 7,38 - 7,42. Nếu chỉ số SaO2 giảm xuống dưới 50% thì ái lực gắn kết giữa Hb và Oxy cũng theo đó mà giảm mạnh.
Thông thường để xác định được các chỉ số trên, bệnh nhân sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu động mạch (có thể là động mạch trụ, động mạch quay, động mạch đùi hay động mạch cánh tay). Chuyên viên lấy mẫu sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên biệt, tránh để mẫu tiếp xúc với không khí để cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Chỉ số SaO2 và SpO2 đều là những chỉ số giúp đánh giá độ bão hòa của Oxy trong máu
Trong quá trình xét nghiệm, riêng 3 thông số PaO2, PaCO2 và pH là cần phải sử dụng các điện cực chọn lọc để đo tự động các thông số này. Những thông số còn lại sẽ được tính toán bằng bộ phận xử lý riêng của máy. Thời điểm lấy máu xong cần phải tiến hành đo mẫu ngay.
2. Chỉ số SpO2 là gì?
Chỉ số SpO2 (viết tắt từ cụm từ Saturation of peripheral oxygen), được hiểu là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Để giải thích cho hiện tượng này cần phải phân tích theo các thông tin sau:
Hemoglobin (Hb) là một thành phần có trong máu. Mỗi phân tử Hb sẽ bao gồm 4 nguyên tử sắt và các nguyên tử sắt sẽ kết hợp với Oxy tạo ra HbO2. Sự liên kết này sẽ giúp máu vận chuyển Oxy đi nuôi dưỡng các mô và tế bào trong khắp cơ thể. Khi 4 nguyên tử sắt đều đã “bắt cặp” được với Oxy thì được gọi là hiện tượng bão hòa oxy máu và SpO2 là tên gọi tắt của hiện tượng này.
Chỉ số SpO2 sẽ phản ánh được số lượng Oxy đang được các tế bào hồng cầu vận chuyển là bao nhiêu. Việc duy trì độ bão hòa oxy trong máu rất quan trọng đối với cơ thể, nếu chỉ số này diễn tiến bất thường thì có thể đe dọa đến tỷ lệ sống còn của bệnh nhân. Vì vậy người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ chỉ số SpO2 để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường do thiếu hụt oxy máu. Qua đó giúp xử trí nhanh chóng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách đọc chỉ số SpO2:
- SpO2 = 97 - 100%: tỷ lệ oxy trong máu tốt, ở mức an toàn;
- SpO2 = 94 - 96%: tỷ lệ oxy trung bình, bệnh nhân cần được thở thêm oxy;
- SpO2 = 90 - 93%: tỷ lệ oxy máu thấp cần cấp cứu ngay.
Bên cạnh 2 chỉ số SaO2 và SpO2, ta cũng cần quan tâm tới các chỉ số khác khi phân tích khí máu động mạch:
- PaO2 (80 - 100 mmHg): là chỉ số phản ánh áp suất Oxy trong máu động mạch. PaO2 có thể quyết định chỉ số SaO2 vì 2 thông số này tỷ lệ thuận với nhau (ngoại trừ bệnh nhân có bất thường về Hb);
- PaCO2 (35 - 45 mmHg): hay còn gọi là phân áp CO2 máu động mạch giúp xác định mối liên quan giữa rối loạn cân bằng acid-base và các vấn đề về hô hấp. Chỉ số PaCO2 tỷ lệ nghịch với thông khí phế nang;
- pH máu động mạch (7,35 - 7,45): đây là chỉ số giúp đánh giá tình trạng nhiễm kiềm hay nhiễm toan. Nếu pH > 7,45 là nhiễm base, nếu pH < 7,35 là nhiễm acid;
- AsDO2 (< 15 mmHg): là chỉ số chênh lệch oxy giữa động mạch và phế nang. Từ tuổi 30 trở đi cứ mỗi chu kỳ 10 năm tiếp theo chỉ số này sẽ tăng thêm 3 mmHg. Tình trạng AaDO2 gia tăng bất thường có thể là dấu hiệu của rối loạn trao đổi khí.
2. Điểm khác nhau giữa chỉ số SpO2 và chỉ số SaO2 là gì?
2.1. Về phương pháp đo
Tuy cùng phản ánh độ bão hòa oxy trong máu nhưng SaO2 và SpO2 lại được đo bằng các phương pháp khác nhau, cụ thể:
- SaO2: đo khí máu động mạch.
- SpO2: đo bằng Pulse oximeter (một dạng Oxy kế theo mạch đập). Đây là kỹ thuật đo gián tiếp và không cần xâm lấn.
Phương pháp đo chỉ số SpO2 là đo khí máu động mạch
2.2. SaO2 và SpO2 trong đánh giá tình trạng giảm Oxy máu
Chỉ số SaO2 có thể cung cấp chính xác thông tin về độ bão hòa oxy trong máu động mạch. Trong khi đó SpO2 lại không đưa ra kết quả chính xác. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân bị hạ huyết áp, khả năng tưới máu ngoại vi kém (sốc tim, mất máu hay mất nước nghiêm trọng, sốc nhiễm trùng), gặp phải các vấn đề về Hb (HbS, COHb, metHb, HbC,...).
Nguyên nhân là do thiết bị đo Pulse oximeter không thể nhận diện được các hồng cầu bất thường nên sẽ hiển thị rằng chỉ số SpO2 vẫn ở mức ổn định và nó không còn phản ánh đúng kết quả nữa. Lúc này chỉ số SaO2 có thể giảm.
Như vậy, ngoài các thông số như PaO2, PaCO2, pH, AaDO2,... thì SaO2 là chỉ số có vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ suy hô hấp. Ngay cả khi bệnh nhân đang gặp phải các bệnh lý về Hb máu hay những vấn đề bất thường khác thì SaO2 vẫn có thể phản ánh độ bão hòa oxy máu một cách chính xác.
Xét nghiệm khí máu động mạch là hình thức dùng để đo SaO2
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp chúng ta hiểu rõ hơn chỉ số SaO2 là gì? Nếu bạn cần được tư vấn, giải đáp thêm các thông tin liên quan đến chỉ số này hoặc đang có nhu cầu thăm khám, đăng ký xét nghiệm thì có thể thực hiện ngay tạiBệnh viện Đa khoa MEDLATEC.Tổng đài1900 56 56 56luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách hàng 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!