Tin tức
Điểm danh những tác hại của béo phì đối với sức khỏe
- 25/12/2020 |Béo phì là gì và những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe
- 13/03/2021 |Lý do nào trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm
- 28/01/2021 |Gợi ý thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả, khoa học
1. Thể trạng như thế nào được gọi là béo phì?
Các loại thức ăn nhanh ngày càng trở nên thông dụng vì chúng tiết kiệm được nhiều thời gian cho khách hàng, có thể sử dụng ngay trong văn phòng hoặc bất cứ vị trí nào có thể. Tuy nhiên với việc lạm dụng quá nhiều loại thực phẩm này, cùng với việc không luyện tập thể dục thể thao rất dễ khiến cơ thể bị béo phì.
Béo phì khiến nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm về vẻ bề ngoài
Tình trạng thừa cân và béo phì có tính chất và mức độ khác nhau, có thể xác định thông qua cách tính toán chỉ số thể trọng BMI (Body Mass Index) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị như sau:
Với thể chất của người Việt Nam:
Phân loại |
BMI |
Thể trạng gầy |
<18,5 |
Bình thường |
18,5 - 22,9 |
Thừa cân |
23 |
Tiền béo phì |
23 - 24,9 |
Béo phì độ I |
25 - 29,9 |
Béo phì độ II |
30 - 34,9 |
Béo phì độ III |
>35 |
Số đo BMI được đưa ra dựa theo công thức tính như sau:
BMI = cân nặng/chiều cao2 (đơn vị cân nặng: kg; chiều cao: m)
Ví dụ: một người có chiều cao 1m70, cân nặng 80kg sẽ được tính như sau:
BMI = 80/(1,70)2 = 27,6 (kg/m2)
Kết luận người này có thể chất béo phì độ I.
2. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng béo phì?
Nguyên nhân khiến bạn béo phì thường bắt nguồn từ những thói quen xấu trong việc ăn uống mỗi ngày, cùng một số yếu tố khác như:
Chế độ dinh dưỡng
Thường xuyên sử dụng thực phẩm có hàm lượng chất béo cao đặc biệt là các loại đồ ăn chiên xào, có hàm lượng đường lớn như bánh ngọt, kẹo, các thức uống có gas, nước trái cây đóng hộp,…
Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn không phù hợp dẫn đến việc dư thừa năng lượng và tích lũy vào cơ thể. Ngoài ra việc dùng bữa muộn, đây là thời điểmhệ tiêu hóahoạt động ở mức độ rất thấp, khiến việc tích lũy năng lượng thừa diễn ra nhanh và hầu như không có tiêu hao năng lượng cũng làm tăng nguy cơ béo phì.
Thức ăn nhanh là những loại thực phẩm chứa một lượng lớn đường và chất béo no
Chế độ vận động
Không rèn luyện thể chất thường xuyên, ít tham gia các hoạt động ngoài trời, dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử nhằm mục đích giải trí và làm việc. Một số trường hợp do tính chất công việc tại văn phòng, môi trường công sở hoặc các công việc không thường xuyên di chuyển,… cũng khiến cơ thể tích lũy nhiều mỡ thừa.
Tinh thần
Áp lực từ xã hội, công việc, gia đình, cuộc sống dẫn đến tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, nhiều người thường tìm đến các loại lượng thực phẩm nhiều đường và chất béo như thức ăn nhanh (xúc xích, khoai tây chiên, bánh kẹp,...), trà sữa, snack để giúp thư giãn, giải tỏa tinh thần. Vô tình khiến bản thân có nguy cơ cao bị béo phì.
Chế độ nghỉ ngơi
Có thể do thói quen thường xuyên thức khuya, tâm lý bất ổn hoặc một số bệnh lý khiển giấc ngủ không đảm bảo, ngủ khuya khiến cơ thể thèm ăn nhưng lượng dinh dưỡng không được chuyển hóa tốt.
Yếu tố độ tuổi
Đây cũng là một yếu tố dẫn đến việc béo phì. Nguyên nhân bởi độ tuổi càng cao, cơ thể dần lão hóa và suy yếu, khiến nhiều người không còn cảm giác thích thú với việc vận động thường xuyên. Nếu hàm lượng dinh dưỡng mỗi ngày không được cân đối hợp lý, quá trình tích lũy mỡ thừa sẽ ngày càng tăng dần. Ngoài ra, béo phì ở người cao tuổi còn dẫn đến các nguy cơ về bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Tuy nhiên, độ tuổi béo phì cũng đang dần trẻ hóa và trở nên thường gặp kể cả với độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ em.
Bổ sung thực phẩm một cách hợp lý chính là chìa khóa quan trọng giúp ngăn ngừa tác hại của béo phì đối với sức khỏe
Yếu tố di truyền
Nếu bố mẹ là người có nguy cơ hoặc có bệnh lý béo phì thì thể chất con cái lúc sinh ra cũng sẽ có khả năng ảnh hưởng. Tỷ lệ này không phải thật sự quá cao nhưng cũng phần nào đáng lưu tâm đề phòng ngừa cho các bé nguy cơ mắc phải tình trạng béo phì và các tác động không mong muốn về sau.
3. Béo phì gây ra những tác hại gì đối với sức khỏe?
Béo phì có rất nhiều tác hại đến sức khỏe con người, có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm với cơ thể :
Hệ tiêu hóa: chế độ ăn giàu chất béo, ít bổ sung rau củ quả có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón, hoặc các bệnh lý như viêm ruột, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản,…
Hệ tuần hoàn: béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng cao huyết áp, cao mỡ máu,… dễ dẫn đến các bệnh lý như suy tim, nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ,…
Hệ hô hấp: tác động của béo phì còn gây nên những hệ lụy đáng kể cho hệ hô hấp như gây ngáy ngủ, khó thở khi vận động kể cả trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến khó/mất ngủ, một số trường hợp có thể ngưng thở trong thời gian ngắn do cơ thể quá nặng nề.
Xương khớp: lượng thể trọng lớn còn gây áp lực lên xương khớp, nhất là các ổ sụn khớp. Đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các tình trạng thoái hóa sụn khớp, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa,…
Hệ sinh dục: người có thể trạng béo phì thường dễ đối mặt với tình trạng xuất tinh sớm,yếu sinh lý,… (ở nam giới) và rối loạn kinh nguyệt (ở nữ giới).
Ngoài ra, nếu trẻ em bị thừa cân, béo phì sẽ làm trẻ chậm phát triển về chiều cao hơn, đồng thời gây mất sự cân đối trên cơ thể khiến phản xạ của trẻ chậm chạp hơn so với các bạn khác. Trẻ còn dễ gặp các áp lực tâm lý và sự tự ti nhất định trong môi trường học đường và xã hội.
Một lượng lớn mỡ thừa sẽ được tiêu hao trong quá trình bạn tập thể dục
Tác hại của béo phì đối với sức khỏe có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của mọi người, chưa kể đến các hậu quả và hệ lụy về sau . Vì vậy, nếu bạn kiên trì áp dụng các chế độ rèn luyện thể thao, cân đối dinh dưỡng hợp lý và thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần chính là cách ngăn ngừa tốt nhất dành cho bạn. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn cũng như phát hiện sớm mọi triệu chứng ban đầu của bệnh lý.
Liên hệ1900.56.56.56để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!