Tin tức
Điểm danh các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ an toàn
- 16/06/2020 |Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo
- 31/10/2020 |Giun móc: Triệu chứng và cách phòng bệnh hiệu quả
- 10/03/2021 |Điểm danh các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến nhất
1. Tại sao trẻ nhiễm giun đường ruột?
Nhiễm giun đường ruộtkhông phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ, song nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan khiến bệnh kéo dài, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ như: sút cân, thiếu dinh dưỡng,đau bụng, thiếu máu, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa,…
Trẻ nhiễm giun có triệu chứng cơ thểmệt mỏi, thiếu dinh dưỡng
Trẻ nhiễm giun đường ruột do nuốt phải trứng giun từ nhiều nguồn như:
1.1. Trứng giun sán có trong nguồn nước bị ô nhiễm
Tình trạng nguồn nước nhiễm trứng giun sán thường gặp ở các vùng nông thôn, điều kiện kinh tế và vệ sinh chưa đảm bảo. Việc nuôi trồng sử dụng phân người, phân động vật cũng làm tăng nguy cơ khiến trứng giun xâm nhập vào nguồn nước gây bệnh ở trẻ.
1.2. Trứng giun có trong đất
Trứng giun sán có thể tồn tại trong đất, khi trẻ chơi và tiếp xúc với đất này cũng dễ bị nhiễm giun hoặc trứng giun. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ nông thôn có nguy cơ nhiễm giun sán các loại cao hơn trẻ ở thành phố.
1.3. Trứng giun có trong thực phẩm
Nếu trẻ ăn phải các loại rau củ, thịt, trái cây có nhiễm trứng giun sán chưa được chế biến chín thì chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể và ký sinh gây bệnh.
Trẻ có thể nhiễm giun do ăn phải trứng giun có trong thực phẩm
1.4. Trứng giun có trong vật nuôi
Vật nuôi hoàn toàn có thể trở thành vật trung gian khiến trẻ lây nhiễm giun sán.
Với những nguồn lây nhiễm trên, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường tốt, ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh thực phẩm sẽ giúp ngăn ngừa tốt nguy cơ nhiễm giun sán. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa kiểm soát ở trẻ nhỏ còn hạn chế, đối tượng này còn có hệ đường ruột yếu dễ nhiễm bệnh. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, trẻ từ 2 tuổi trở lên nên được uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.
Nếu trẻ có các triệu chứng nhiễm giun cần cho trẻ dùng thuốc hoặc đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân. Các triệu chứng nhiễm giun thường gặp bao gồm: thiếu máu, sút cân, hay đau bụng, nôn,tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi và tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên,…
2. Các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ an toàn, hiệu quả
Các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻtrên thị trường hiện rất đa dạng do nhiều công ty dược phẩm sản xuất và phân phối. Song có thể chia thành các nhóm thuốc tẩy giun chứa hoạt chất cơ bản như sau:
Thuốc tẩy giun Mebendazol được sử dụng phổ biến cho trẻ
2.1. Thuốc tẩy giun Mebendazol
Thuốc tẩy giun này được bào chế dạng viên nén 500mg, có vị ngọt trái cây giúp trẻ dễ uống. Để tẩy giun, trẻ chỉ cần uống một lần duy nhất gồm viên nén định lượng 500 mg vào buổi sáng để đạt hiệu quả tẩy giun tối ưu.
Ngoài ra, thị trường còn có thuốc Mebendazol dạng viên nén 100g cho trẻ nhỏ tuổi hơn, uống trong 3 ngày hoặc dạng dung dịch uống nhưng không phổ biến.
2.2. Thuốc tẩy giun Pyrantel
Một trongcác loại thuốc tẩy giun dành cho trẻphổ biến là Pyrantel, được bào chế dạng viên nén 250mg hoặc 125mg, phù hợp với từng đối tượng trẻ khác nhau. Để tính toán liều dùng phù hợp, cha mẹ cần dựa trên cân nặng của trẻ với lượng tương ứng là 10mg cho mỗi kg cân nặng, trẻ cần uống 1 liều duy nhất để tẩy giun hiệu quả.
2.3. Thuốc tẩy giun Albendazole
Loại thuốc tẩy giun này được sản xuất ở dạng viên nén 400mg uống duy nhất 1 lần, được khuyến cáo nên sử dụng vào buổi sáng.
Các loại thuốc tẩy giun trên có hiệu quả khác nhau với từng loại giun ký sinh khác nhau, do đó bác sĩ sẽ thường cần kiểm tra xác định loại giun trẻ nhiễm phải để chỉ định thích hợp. Với trẻ nhiễmgiun đũa, thuốc tẩy giun hiệu quả là Albendazole hoặc Mebendazol.
Lựa chọn thuốc tẩy giun đúng loại trẻ mắc phải
Pyrantel hoặc Praziquantel phù hợp với trẻ nhiễm sán dây, thuốc làm tê liệt và loại ký sinh trùng này sẽ được đẩy ra ngoài cùng phân. Trong trường hợp trẻ nhiễm giun kim, bác sĩ sẽ kê thuốc đặc trị phù hợp. Sau khi uống thuốc tẩy giun, giun sẽ được tiêu diệt và đẩy ra ngoài qua đường phân trong một vài ngày. Để tẩy giun hiệu quả, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho trẻ là rất quan trọng.
3. Một số tác dụng phụ trẻ có thể gặp khi dùng thuốc tẩy giun
Thuốc tẩy giun có hiệu quả cao với trẻ bị nhiễm giun ký sinh đường ruột, ngoài ra khá an toàn với sức khỏe của trẻ. Trẻ sau khi dùng thuốc tẩy giun có thể gặp phải một số tác dụng phụ song đa phần là nhẹ, tự khỏi sau vài ngày như:
Đau đầu.
Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Chóng mặt.
Rối loạn tiêu hóa.
Tiêu chảy, đau bụng.
Tuy nhiên, có những trường hợp cơ thể trẻ mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc gây ra triệu chứng như: ngứa, phát ban, sốt cao, nổi mề đay, co giật,… Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Phản ứng dị ứng có thể nguy hiểm với sức khỏe, song nếu được can thiệp sớm thì thường không gây vấn đề nghiêm trọng.
Cẩn thận triệu chứng dị ứng ở trẻ sau khi dùng thuốc tẩy giun
Các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻkhác nhau sẽ có hướng dẫn sử dụng cụ thể để đạt hiệu quả tẩy giun tốt nhất. Song hầu hết các thuốc tẩy giun có thể dùng trong hoặc sau bữa ăn, không phải nhịn đói trong thời gian dài nên trẻ vẫn có thể học tập, hoạt động hàng ngày được.
Bên cạnh điều trị bằng các loại thuốc tẩy giun, cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ và cả gia đình bằng một lối sống an toàn, khỏe mạnh, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Đừng quên tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi mỗi 6 tháng, đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm giun.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!