Tin tức
Địa chỉ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Thái Nguyên an toàn và chính xác
1. Những ai dễ bị tiểu đường thai kỳ?
Khi chúng ta tiêu thụ thức ăn, carbohydrate có trong thực phẩm sẽ được phân hủy thành đường hay còn gọi là glucose. Loại đường này sẽ vào di chuyển theo đường máu để cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể. Trong khi đó, tuyến tụy chính là nơi tạo ra insulin – một loại hormone có tác dụng vận chuyển đường vào tế bào và giúp lượng đường trong máu luôn ổn định.
Tiểu đường thai kỳ rất dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị béo phì
Khi chị em mang bầu, nhau thai sẽ sản xuất ra một số loại hormone giúp thai nhi có thể phát triển nhưng các loại hormone này cũng có thể làm tăng lượng đường máu. Do đó, tuyến tụy cần tạo ra nhiều insulin để duy trì đường máu ổn định. Nếu tuyến tụy không thể đảm bảo được nhiệm vụ này, đường huyết sẽ tăng và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Hiện nay, lối sống nhanh khiến cho chúng ta luôn bận rộn và phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc. Điều này dẫn tới chế độ ăn uống không lành mạnh và những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Đó cũng chính là lý do khiến những bệnh về rối loạn chuyển hóa đang tăng nhanh, trong đó bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Đặc biệt đối với những phụ nữ đang mang thai – là những đối tượng có sự thay đổi lớn trong cơ thể từ nội tiết tố, chuyển hóa,... thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao hơn. Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở mọi mẹ bầu nhưng những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30.
- Những phụ nữ từng sinh con nặng cân và từng bị tiểu đường thai kỳ.
- Gia đình có người mắc tiểu đường.
2. Một số biến chứng bệnh
Không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi. Dưới đây là một số biến chứng bệnh đối với thai nhi và mẹ bầu:
Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
- Biến chứng tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu:
+ Tăng huyết áp.
+ Tăng nguy cơ tiền sản giật, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
+ Sinh mổ do thai nhi thường quá to.
+ Sinh non, sảy thai.
+ Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
+ Mắc tiểu đường type 2.
- Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể gặp phải một số biến chứng như sau:
+ Thai tăng trưởng quá mức: Khi thai quá to thì dễ gặp phải chấn thương khi sinh.
+ Sinh non.
+ Dễ mắc hội chứng suy hô hấp gây khó thở nghiêm trọng.
+ Hạ đường huyết ngay sau khi chào đời, có thể gây co giật, cần được xử trí sớm để lượng đường trong máu của trẻ về mức bình thường.
+ Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
+ Trường hợp nghiêm trọng có thể tử vong ngay sau sinh.
+ Tăng hồng cầu và tình trạng vàng da.
+ Tăng nguy cơ béo phì và mắc tiểu đường type 2 trong tương lai.
+ Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh còn có thể khiến thai nhi tử vong trước, thậm chí ngay sau khi chào đời.
3. Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và thời điểm thực hiện
- Hiện nay, 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến là xét nghiệm 1 bước và xét nghiệm 2 bước.
Xét nghiệm giúp phát hiện bệnh sớm
+ Phương pháp xét nghiệm 1 bước: Mẹ bầu sẽ được chỉ định uống dung dịch có chứa 75g đường và sẽ được đo đường huyết sau đó khoảng 1 đến 2 giờ.
+ Phương pháp xét nghiệm 2 bước:
+ Bước 1: Uống dung dịch có chứa 50g glucose. Khoảng 1 giờ sau đó sẽ được đo đường huyết. Nếu kết quả là 130 - 140 mg/dL( khoảng 7.8mmol/l), mẹ bầu tiếp tục thực hiện bước 2.
+ Bước 2: Uống dung dịch có chứa 100g đường khi đang đói. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đường huyết cho mẹ bầu vào lúc 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ tính từ thời điểm dung nạp glucose đường uống.
Thông qua chỉ số kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về việc mẹ bầu có mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Trong trường hợp mẹ bầu có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ bệnh nhưng chỉ số kết quả chưa có bất thường, chị em không nên chủ quan mà cần xét nghiệm và theo dõi thêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên xét nghiệm tiểu đường vào thời gian nào?
+ Nên xét nghiệm vào tuần từ 24 đến tuần thai thứ 28 nếu bạn chưa mắc bệnh tiểu đường trước khi có thai.
+ Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường xuyên đối với các bà mẹ đã bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Nên xét nghiệm trong mỗi lần khám thai đối với những mẹ bầu có thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học.
4. Yên tâm khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Thái Nguyên tại MEDLATEC
Hiện nay, Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Thái Nguyên chính là địa chỉ xét nghiệm tiểu đường Thái Nguyên mà các mẹ bầu tại tỉnh và các khu vực lân cận có thể yên tâm lựa chọn.
MEDLATEC có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
MEDLATEC Thái Nguyên là một trong những chi nhánh của Hệ thống Y tế MEDLATEC – đơn vị y tế đã có gần 30 năm hoạt động và nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.
MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các thiết bị máy móc hiện đại và luôn cập nhật công nghệ mới. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt song hành 2 chứng chỉ là ISO 15189:2012 và CAP(Hoa Kỳ). Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về năng lực xét nghiệm của MEDLATEC.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại phòng khám và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, do đó, mẹ bầu có thể thoải mái lựa chọn dịch vụ phù hợp với mình.
Mẹ bầu có thể đến trực tiếpPhòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Thái Nguyên - Số 12, tổ 6, phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyênhoặc gọi qua tổng đài1900 56 56 56để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!