Tin tức
Đầy bụng kèm rối loạn đại tiện là do đâu và làm sao để hết?
- 16/07/2021 |Táo bón kèm theo đau lưng có nguy hiểm không và cách phòng ngừa
- 25/09/2021 |Bị tiêu chảy nhiều lần là do nguyên nhân gì và làm sao để hết?
- 24/05/2021 |Hiểu rõ, đúng nguyên nhân tiêu chảy cấp để phòng ngừa hiệu quả
1. Chân dung của chứng rối loạn đại tiện
Những rối loạn diễn ra tại đại tràng là căn nguyên dẫn tới rối loạn đại tiện. Bệnh có thể kèm theo các biểu hiện khác như đầy bụng,đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Sơ qua về đại tràng thì đây là cơ quan có nhiệm vụ hấp thụ nước đồng thời tống đạt phân ra khỏi cơ thể nhờ nhu động ruột. Đây là bước cuối cùng trong quá trình tiêu hóa và phân giải thức ăn từ ruột non đi tới ruột già. Đối với các trường hợp bị đầy bụng kèm rối loạn đại tiện thì nhu động ruột do cơ co thắt sẽ không được diễn ra bình thường, cụ thể: nếu cơ co thắt ít hoặc chậm thường gây táo bón, ngược lại nếu cơ co thắt quá mức sẽ dễ dẫn tới tiêu chảy. Khi nhu động ruột bất thường, người bệnh hay bị đau bụng hoặc là muốn đi cầu tiêu ngay lập tức.
Đầy bụng kèm rối loạn đại tiện gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày
Rối loạn đại tiện bao gồm những loại sau:
Đầy bụng, đầy hơi: khó tiêu, chướng bụng, sờ thấy bụng căng to, hôi miêng, xì hơi nhiều và ợ hơi liên tục.
Đau bụng: mức độ từ nặng đến nhẹ.
Tiêu chảy: một ngày có thể đi ngoài phân lỏng trên 3 lần. Tình trạng này kéo dài dễ gây mất nước và mất chất điện giải. Nếu chủ quan không có phương án điều trị thì bệnh nhân có nguy cơ bị trụy mạch và tử vong.
Táo bón: khó khăn khi rặn, tần suất đại tiện ít dưới 3 lần/tuần, tính chất phân cứng và khô, đau rát mỗi lần đi cầu và phân có thể lẫn máu.
2. Đầy bụng kèm rối loạn đại tiện do đâu mà mắc?
Tình trạng rối loạn đại tiện và đầy bụng liên tục có khả năng là do những nguyên nhân sau:
Người bệnh thường xuyên căng thẳng và ức chế thần kinh kéo dài;
Dị ứng thực phẩm, ví dụ như không dung nạp đường lactose;
Ăn phải đồ ôi thiu, đồ sống đã bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng;
Hormone thay đổi (chu kỳ kinh nguyệt);
Các tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh;
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa;
Do yếu tố di truyền.
3. Dấu hiệu cho thấy một người đang bị đầy bụng kèm rối loạn đại tiện
Đi kèm với chứng rối loạn đại tiện là biểu hiện đầy bụng và đau bụng rất dễ nhận thấy ở người gặp phải tình trạng này. Sự khó chịu ở bụng còn kèm theo những triệu chứng khác bao gồm:
Thay đổi trong thói quen và tần suất đi ngoài;
Cơn đau thuyên giảm ngay sau khi đại tiện xong;
Phân có tính chất bất thường như: lẫn nhầy, bọt hoặc máu, phân lỏng nát, có màu đen;
Buồn nôn, nôn mửa, bụng chướng, ăn không tiêu;
Đi ngoài nhưng vẫn có cảm giác chưa đi hết phân, hoặc buồn đi vệ sinh khẩn cấp.
Rối loạn đại tiện nhiều khi khiến người bệnh muốn đi cầu ngay lập tức
Các biểu hiện trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày, hàng tháng hoặc có khi hàng năm. Tuy số trường hợp bị đầy bụng kèm rối loạn đại tiện không phải là ít nhưng dường như bệnh nhân thường bỏ qua chứng bệnh này mà không đi khám để được điều trị sớm khi bệnh mới khởi phát. Nếu để lâu rối loạn đại tiện có nguy cơ cao dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng là các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng vô cùng nguy hiểm.
Chính về thế, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường nêu trên, trong thời gian dài thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và khắc phục sớm, phòng tránh các biến chứng nặng khó điều trị về sau.
4. Bí kíp để cải thiện chứng đầy bụng kèm rối loạn đại tiện
Để điều trị tình trạng này, bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại men tiêu hóa, giảm co thắt, nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh trong trường hợp có viêm. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà sẽ áp dụng liều lượng phù hợp.
Bên cạnh việc điều trị rối loạn đại tiện bằng thuốc kê đơn, bệnh nhân cần phải tự thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống sao cho hợp lý để bệnh có cơ hội được chữa khỏi nhanh chóng và tránh tình trạng tái phát trong tương lai.
Một số tips hữu ích mọi người nên cho vào danh sách những việc cần làm ngay hôm nay để có mộthệ tiêu hóakhỏe mạnh:
Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, làm sạch đường ruột;
Thiết lập một thực đơn ăn uống thích hợp và chế độ ăn lành mạnh như:
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no để tránh bị đầy bụng, khó tiêu;
Ăn chín, uống sôi, lựa chọn và chế biến các loại thực phẩm hợp vệ sinh;
Mỗi bữa cơm cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng, tăng cường nạp nhiều chất xơ từ rau xanh và vitamin từ hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất thiết yêu như kali, magie,... giúp củng cố hệ miễn dịch;
Sữa chua là một loại thực phẩm nên được bổ sung gấp vào thực đơn vì rất tốt cho hệ tiêu hóa;
Gia tăng khả năng co bóp của ruột bằng cách tăng cường vận động, tập thể dục thể thao. Điều này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, sảng khoái tinh thần và người bệnh sẽ cảm thấy ăn ngon miệng, hiệu quả trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Thói quen đại tiện cũng vì thế mà trở nên ổn định, dễ dàng hơn.
Tăng cường tập thể dục và bổ sung nhiều nước để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tránh bị đầy bụng kèm rối loạn đại tiện
Một phương pháp khác cũng góp phần cải thiện đáng kể chức năng của hệ tiêu hóa đó là bổ sung bào tử lợi khuẩn (cácvi khuẩncó lợi) trong sinh hoạt hàng ngày. Những lợi khuẩn này giúp ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Khi đi vào cơ thể, đội quân lợi khuẩn sẽ liên kết tạo thành một lá chắn bảo vệ cho niêm mạc ruột, chữa lành các vết viêm loét và đẩy lùi sự tấn công của các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, lợi khuẩn còn tham gia vào chu trình tiêu hóa thức ăn, tăng độ nhớt bám ngoài phân để hoạt động đại tiện diễn ra dễ dàng, trơn tru hơn, hạn chế tối đa chứng đầy bụng kèm rối loạn đại tiện.
Để biết được rằng bản thân liệu có đang bị rối loạn đại tiện hay mắc bất kỳ một bệnh lý nào khác, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới hotline1900 56 56 56,tổng đài của BVĐK MEDLATEC sẽ tư vấn miễn phí các gói khám phù hợp và đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa cho bạn ngay hôm nay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!