Tin tức
Đau mắt cá tay nguyên nhân và cách khắc phục
- 13/10/2023 |Bệnh mắt cá chân là bệnh gì? Có cách điều trị dứt điểm không?
- 13/10/2023 |Cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân
- 30/10/2023 |Gợi ý một số cách chữa mắt cá chân đang được áp dụng
1. Như thế nào là đau mắt cá tay?
Đaumắt cá taylà cảm giác đau ở khớp cổ tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động hoặc phải mang vác đồ vật. Mức độ đau mắt cá tay ở mỗi người không giống nhau, có người đau âm ỉ nhưng lại có người thường xuyên bị đau nhói.
Đau mắt cá tay có thể cản trở hoạt động thường ngày của người bệnh
Đau mắt cá taythường đi kèm với các vấn đề như:
- Giảm hoặc mất khả năng vận động khớp cổ tay, các động tác gấp duỗi cổ tay không được linh hoạt.
- Đau.
- Có thể sưng, nóng đỏ quanh khớp cổ tay
- Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng
- Có thể có biến dạng khớp tùy nguyên nhân gây bệnh.
2. Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng đau mắt cá tay?
2.1. Nguyên nhân cơ học
- Hoạt động mạnh
Đau cổ tay xuất hiện khi thực hiện động tác nào đó gây nên áp lực lớn cho cổ tay và dẫn đến gãy xương cổ tay, bong gân cổ tay,...
- Chấn thương cổ tay
Nếu các mô xung quanh khớp mắt cá tay phải hoạt động nhiều và thường xuyên như: lái xe, đánh bóng chuyền,... thì rất dễ bị đau mắt cá cổ tay.
- Gãy cổ tay
Gãy xương cổ tay do loãng xương, xương yếu, chấn thương,... cũng là nguyên nhân gây đau mắt cá tay.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh viêm xương khớp cổ tay có thể gây đau mắt cá tay trong thời gian dài
- Viêm xương khớp
Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở xương khớp cổ tay theo thời gian sẽ làm mài mòn lớp sụn và gây đau.
- U nang bao hoạt dịch
Đây là khối u nằm ở cổ tay, có thể khiến cho hoạt động của tay bị hạn chế và gây đau nhức cổ tay.
-Viêm khớpdạng thấp
Người bị viêm khớp dạng thấp cũng thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau mắt cá tay và nhức cổ tay.
- Hội chứng ống cổ tay
Nếu dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép hay chịu tác động mạnh thì sẽ xảy ra tình trạng đau mắt cá tay.
-Viêm gâncổ tay
Có các hoạt động lặp đi lặp lại ở mắt cá tay và trong thời gian dài như: đánh golf, tennis, vận hành máy móc,... làm tăng nguy cơ viêm gân cổ tay với các triệu chứng: khớp cổ tay bị cứng, nóng rát và sưng nhẹ ở cổ tay, đaumắt cá tayâm ỉ,...
2.3. Đối tượng có nguy cơ cao bị đau mắt cá tay
- Người chơi thể thao: người thường xuyên chơi các môn thể thao dùng tay như: bóng bàn, bóng rổ, tennis,...
- Nghề nghiệp đặc thù: thợ sửa ống nước, thợ mộc,...
- Yếu tố khác
Mắc các bệnh lý xương khớp như đã nói đến ở trên.
3. Chẩn đoán và điều trị đau mắt cá tay như thế nào?
3.1. Chẩn đoán
- Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng với các hình thức sau đây để đánh giá về việc đau mắt cá tay:
+ Kiểm tra cổ tay để tìm kiếm dấu hiệu sưng, đau, biến dạng.
+ Kiểm tra biên độ vận động cổ tay.
+ Kiểm tra chức năng vận động và trương lực cơ cổ tay.
Nếu thường xuyên tái diễn đau mắt cá tay người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị ngay
- Chẩn đoán hình ảnh
Đây là phương pháp giúp bác sĩ có căn cứ để đánh giá chính xác tình trạng bên trong khớp cổ tay:
+ Chụp X-quang: giúp phát hiện viêm khớp, vấn đề về xương, loại trừ gãy xương.
+ Chụp CT-Scanner: phát hiện các bất thường ở xương.
+ Chụp cộng hưởng từ MRI: cung cấp hình ảnh chi tiết về mô mềm như: dây chằng, cơ, sụn,...
3.2. Điều trị
Dựa trên kết quả của các kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán đúng nguyên nhânđau mắt cá tayvà có phương án điều trị cụ thể như:
3.2.1. Khắc phục tại nhà
Không phải mọi bệnh nhân bị đau mắt cá tay đều cần can thiệp y tế. Các trường hợp chấn thương nhẹ ở cổ tay thường được hướng dẫn chườm lạnh và quấn băng cố định cổ tay.
3.2.2. Can thiệp y tế
- Dùng thuốc
Với trường hợp bị đau mắt cá tay dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loạithuốc giảm đaunhư Acetaminophen, Ibuprofen,... Người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,...
- Phẫu thuật
+ Gãy xương: đây là trường hợp cần được phẫu thuật để cố định vị trí gãy, giúp các xương được liên kết lại với nhau.
+ Hội chứng ống cổ tay: phẫu thuật được áp dụng với các trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng. Quá trình phẫu thuật giúp người bệnh được tái tạo gân để hoạt động bình thường.
- Vật lý trị liệu
Có một số bài tập giúp khắc phục tình trạng chấn thương gây đau mắt cá tay. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện bài tập này để phục hồi chức năng nhanh chóng.
4. Biện pháp phòng ngừa đau mắt cá tay
- Bổ xương khớp
Các loại hạt, thực phẩm chứa thành phần omega-3, rau họ cải,... cần được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người bị đau mắt cá tay và tránh tiêu thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm quá mặn hay chứa nhiều dầu mỡ.
- Tránh té ngã
Khi bị té ngã, nếu thực hiện động tác chống đỡ sẽ rất dễ gây chấn thương tay. Nếu lực tay yếu, tốt nhất nên thực hiện các bài tập giúp tăng độ chắc khỏe cho tay. Đặc biệt, nên tham gia bóng rổ, tennis thường xuyên thì tốt nhất nên có nẹp đeo bảo vệ cổ tay. Vận động đúng tư thế cũng sẽ giúp hạn chế tối đa những chấn thương không đáng có ở tay.
Đau mắt cá cổ tay tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ gây nên nhiều phiền toái cho các hoạt động thường ngày. Vì thế, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Nếu cần tới sự hỗ trợ y tế, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài1900 56 56 56để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa củaHệ thống Y tế MEDLATEC, giúp chẩn đoán đúng và đưa ra phương hướng điều trị đau mắt cá tay hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!