Tin tức
Dấu hiệu nhận biết và cách thức xử trí với bệnh u xương ác tính
- 08/10/2021 |Bị đau xương chậu bên hông thường có nguyên nhân do đâu?
- 03/12/2021 |Đau xương cụt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- 04/07/2022 |Lưu ý: Biểu hiện đau xương bàn chân cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn
1. U xương ác tính gồm những loại nào?
U xương ác tínhlà sự xuất hiện của một khối u hoặc khối mô bất thường ở trong xương, phát triển mạnh mẽ, dị sản và dễ dàng lan sang những bộ phận khác nhau của cơ thể. Bệnh lý này gồm 3 loại tế bào liên kết lại là tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết mô xương.
Sự hiện diện của khối u bất thường trong bệnh u xương ác tính
Bệnh u xương ác tính gồm các loại sau:
- U xương ác tính nguyên phát
Khối u hình thành trực tiếp trong xương hoặc các mô lân cận, chủ yếu xảy ra với độ tuổi dưới 30 nhưng có khoảng 10% trường hợp mắc bệnh phát triển ở độ tuổi 60 - 70. Khởi phát của khối u thường ở xương chân tay hoặc xương chậu.
- U xương ác tính thứ phát (di căn)
Khối u có thể lây lan đến phần khác của cơ thể hoặc di căn từ phần khác đến xương. Bệnh lý này gồm: đa u tủy, Sarcoma xương, Sarcoma sụn, Ewing's Sarcoma.
2. Dấu hiệu nhận biết và hướng xử trí với bệnh u xương ác tính
2.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh u xương ác tính
Cácdấu hiệu u xương ác tínhthường được phát hiện theo giai đoạn phát triển của bệnh:
- Giai đoạn đầu
Dấu hiệu bệnh thường không rõ rệt nên hay bị bỏ qua: có cảm giác đau xương, chân tay đau mỏi, vận động kém.
- Giai đoạn bệnh tiến triển
+ Cảm giác đau xương ngày càng tăng, đau thường xuyên và lan sang các vùng xung quanh.
+ Tại vùng bị đau có dấu hiệu sưng tấy.
+ Mệt mỏi triền miên, sốt nhẹ.
+ Dễ bị gãy xương.
+ Sờ vào phần xương dài của chi thấy có khối hạch cứng và rắn chắc.
2.2. Xử trí với bệnh u xương ác tính như thế nào?
2.2.1. Thời điểm nên thăm khám
Đau xương với mức độ ngày càng tăng là dấu hiệu đặc trưng củau xương ác tính. Ngoài ra, khi có bất cứ dấu hiệu sưng tấy, đau mỏi xương khớp nào người bệnh cũng nên theo dõi để đến khám bác sĩ ngay nhằm phát hiện để xử trí khối u kịp thời.
2.2.2. Chẩn đoán bệnh
Khi thăm khám lâm sàng cho người bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực bị sưng, cứng, đau hoặc gãy xương. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh hoặc những can thiệp y tế mà người bệnh đã thực hiện. Để chẩn đoán chính xác khối u xương ác tính, người bệnh thường được chỉ định một số phương pháp sau:
Sinh thiết xương giúp chẩn đoán u xương ác tính
- Chụp X-quang: giúp phát hiện ra những khối u lớn với kích thước nhất định, khó tìm ra khối u nhỏ hay giai đoạn tiềnung thư.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner): phát hiện sớm các khối u di căn.
- Chụp MRI: thể hiện rõ hình ảnh tổn thương xương gây ra bởi khối u ác tính.
- Sinh thiết: phân biệt nhiễm trùng với ung thư để xác định khối có phải là ác tính hay không.
2.2.3. Điều trị bệnh u xương ác tính
Điều trị u xương ác tínhthường áp dụng phương pháp phẫu thuật,xạ trịvàhóa trịtùy theo các yếu tố như: giai đoạn bệnh, độ tuổi của bệnh nhân, tổng trạng sức khỏe, vị trí và kích thước khối u,...
- Phẫu thuật
Mục tiêu của phương pháp điều trị này nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u cùng với một phần mô khỏe mạnh để ngăn chặn nguy cơ tái phát. Việc loại bỏ khối u là cần thiết vì nếu điều này không xảy ra, nguy cơ tái phát và di căn khối u là rất cao.
Nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ đề nghị loại bỏ chi bị ảnh hưởng do khối u để ngăn chặn các nguy cơ xấu. Sau khi loại bỏ chi, để khôi phục khả năng vận động, người bệnh có thể được đề nghị lắp chi giả.
- Xạ trị
Sử dụng tia X năng lượng cao với mục đích tiêu diệt khối u. Việc làm này có thể phá vỡ DNA của tế bào ung thư bằng cách ngăn ngừa sự phát triển và phân chia của chúng. Kết quả là tế bào u ác tính bị tiêu diệt, quá trình lây lan bệnh được ngăn ngừa hoặc làm chậm lại.
Người bị khối u xương ác tính cần được khám và điều trị sớm để ngăn ngừa di căn, tăng tiên lượng sống
Quá trình xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, vấn đề về tim hoặc tuyến giáp, mãn kinh sớm, thay đổi nội tiết tố,... Ngoài ra, một lượng lớn bức xạ ở một vị trí nhất định, đôi khi có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính khác.
- Hóa trị
Phương pháp điều trị u xương ác tính này sử dụng thuốc để tiêu diệt khối u. Để tăng hiệu quả điều trị, quá trình trị liệu thường sẽ kết hợp với một số liệu pháp khác như phẫu thuật, liệu pháp hormone hoặc xạ trị. Sự kết hợp này phụ thuộc vào các yếu tố: loại khối u và giai đoạn mắc bệnh, tổng trạng sức khỏe, vị trí khối u, phương pháp điều trị đã từng thực hiện,...
Do hóa trị là phương pháp trị liệu toàn thân nên nó có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Chính điều này đôi khi dẫn đến một số tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hay nôn, sốt không rõ nguyên nhân,...
Tiên lượng sống đối với bệnh nhânmắc u xương ác tínhphụ thuộc rất nhiều vào mức độ và loại u mà người bệnh mắc phải cũng như tình trạng di căn. Điển hình như, người bị ung thư sụn chưa di căn có cơ hội sống trên 5 năm lên đến 91% nhưng nếu ung thư di căn ở vị trí xa như phổi thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 33%.
Điều đáng nói là, có đến 3/4 bệnh nhân bị u xương ác tính có thể được chữa khỏi khi khối u chưa di căn. Vì thế, phát hiện sớm để tiến hành điều trị bệnh là yếu tố tiên quyết để cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh.
Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra, đánh giá khốiu xương ác tínhcó thể đến Khoa Cơxương khớp- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, khám cùng bác sĩ chuyên khoa hàng đầu để được chẩn đoán chính xác và định hướng điều trị hiệu quả. Để đặt trước lịch khám, quý khách hãy gọi đến số điện thoại1900 56 56 56,tổng đài viên của bệnh viện luôn sẵn lòng hướng dẫn thao tác thực hiện chính xác và nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!