Tin tức

Dấu hiệu, cách phòng tránh, cách điều trị bệnh tay chân miệng

Ngày 27/08/2013
Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do Enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie gây ra, bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.


    Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim…có thể gây ra tử vong cho trẻ.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng


    Giai đoạn ủ bệnhtay chân miệngtừ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1- 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

    Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân...

    Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:

    - Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

    - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

    - Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

    Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

    dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.


    Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.


    Cách điều trị bệnh tay chân miệng


    Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :

    Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước

    Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

    Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

    Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

    Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

    Phòng bệnh chân tay miệng như thế nào?


    Hiện nay vẫn chưa có vắc-xinphòng bệnhnên cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cho trẻ.

    Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, dạy trẻ không cho đồ chơi vào miệng.

    Người trực tiếp chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh tay bằng xà phòng sạch sẽ, nhất là khi vừa đi vệ sinh, trước và sau khi nấu ăn, cho trẻ ăn…

    Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.

    Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).

    Nguồn: dinhduong.com.vn

    Bình luận ()

    Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

    Lựa chọn dịch vụ

    Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

    Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

    Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

    Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

    Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
    Baidu
    map