Tin tức

Dầu hạt lanh: Công dụng và hướng dẫn dùng đúng cách

Ngày 07/08/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Dầu hạt lanh có thể cung cấp nhiều protein và chất xơ. Loại thực phẩm này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe và có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể đạt được những công dụng sức khỏe như mong đợi.

1. Công dụng của dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh được sử dụng nhiều trong việc chế biến thực phẩm và còn được coi như một loại thuốc, rất tốt cho sức khỏe.

Dầu hạt lanh tốt cho tim mạch

Dầu hạt lanh tốt cho tim mạch

Một số công dụng của dầu hạt lanh có thể kể đến như:

- Tốt cho tim mạch: Trong loại dầu này có chứa axit alpha-linolenic – một hợp chất rất có lợi cho người bệnh tim mạch và cao huyết áp. Bên cạnh đó, axit béo omega-3 trong dầu hạt lanh rất tốt cho sức khỏe tim mạch và còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, chống viêm hiệu quả. Thông thường, một muỗng dầu hạt lanh cũng đã có thể cung cấp đủ nhu cầu axit béo omega-3 hàng ngày của chúng ta.

- Tốt cho người bị loét chân do tiểu đường hoặc mắc hội chứng ống cổ tay

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu hoặc khó vận động cổ tay, thậm chí phải đeo nẹp cổ tay hoặc những người bị viêm loét do mắc tiểu đường, có thể uống dầu hạt lanh mỗi ngày 2 lần và thực hiện trong 12 tuần để cải thiện sức khỏe.

- Giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein mật độ thấp để tránh gây hại cho sức khỏe.

- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

- Ngăn chặn sự hình thành và hạn chế sự phát triển của ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

- Hỗ trợ điều trị táo bón và tiêu chảy: Dầu hạt lanh có tác dụng như thuốc nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa giúp bệnh nhân có thể phòng ngừa cũng như cải thiện sớm tình trạng táo bón và tiêu chảy.

Nhiều chị em làm đẹp da từ dầu hạt lanh

Nhiều chị em làm đẹp da từ dầu hạt lanh

- Giúp làn da khỏe đẹp hơn: Dầu hạt lanh có chứa nhiều axit béoomega 3. Đây chính là nguồn dưỡng chất rất quan trọng đối với làn da, dưỡng ẩm cho da, giúp da sáng tự nhiên, giảm sạm nám hiệu quả. Bên cạnh đó, những chất chống oxy hóa và chất phytochemical trong hạt lanh cũng có thể giúp giảm những nếp nhăn trên da, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Ngoài ra, nhiều người cũng dùng hạt lanh để tẩy tế bào da chết.

- Làm dịu những nốt phát ban: Hạt lanh có chứa nhiều axit béo omega-3 nên rất hiệu quả trong việc chữa lành những tổn thương của cơ thể. Hơn nữa, đặc tính chống viêm trong hạt lanh còn có thể giúp làm dịu những nốt phát ban, mẩn đỏ trên da.

- Cải thiện tình trạng khô mắt: Dầu hạt lanh có thể giúp giảm kích ứng, giảm triệu chứng khô mắt. Đặc biệt khi kết hợp dầu hạt lanh với dầu cá còn giúp tăng sản xuất nước mắt.

- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Lượng axit linolenic có trong dầu hạt lanh có thể góp phần ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.

- Tác dụng với bệnh Parkinson: Kết hợp dầu hạt lanh và vitamin E hàng ngày có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh Parkinson. Do đó, nên bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh.

- Ăn dầu hạt lanh cùng với chế độ ăn ít cholesterol kết hợp với các bài tập thể dục mỗi ngày có thể giúp bạn kiểm soát cholesterol hiệu quả.

2. Một số tác dụng phụ của dầu hạt lanh

Mặc dù dầu hạt lanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng cần phải sử dụng đúng cách mới có thể đạt được hiệu quả như mong đợi. Ngược lại, khi lạm dụng loại dầu này, sử dụng không đúng cách, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đầy hơi,tiêu chảy, dị ứng,...

Phụ nữ mang thai không nên dùng dầu hạt lanh

Phụ nữ mang thai không nên dùng dầu hạt lanh

Một số trường hợp nên hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu hạt lanh có thể kể đến như sau:

- Phụ nữ mang thai: Chế độ ăn của mẹ bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nếu ăn dầu hạt lanh, mẹ bầu có nguy cơ sinh non trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai không nên dùng dầu hạt lanh.

- Rối loạn chảy máu: Người mắc bệnh này cũng không nên ăn dầu hạt lanh vì một số hợp chất trong dầu hạt lanh có thể khiến triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

- Bệnh nhân phẫu thuật: Do dầu hạt lanh có thể tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật, vì thế, không nên ăn loại dầu này khoảng 2 tuần trước khi phẫu thuật.

3. Những lưu ý khi sử dụng dầu hạt lanh

Để nhận được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ dầu hạt lanh, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

- Có rất nhiều cách sử dụng dầu hạt lanh. Dầu hạt lanh có thể được sử dụng như nước sốt salad, nước chấm,... để giúp món ăn thêm ngon miệng.

- Trong mỗi khẩu phần ăn, bạn nên thêm khoảng 15ml dầu hạt lanh tương ứng với một muỗng canh để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Không dùng quá nhiều để tránh nguy cơ tác dụng phụ

Không dùng quá nhiều để tránh nguy cơ tác dụng phụ

- Có thể sử dụng dầu hạt lanh để dưỡng tóc. Những tinh chất từ loại dầu này sẽ giúp mái tóc của bạn thêm chắc khỏe và suôn mượt.

- Bên cạnh đó, có thể dùng dầu hạt lanh để tăng độ ẩm cho da giúp da luôn giữ được độ ẩm và mềm mịn.

- Mẹ có thể cho trẻ dùng dầu hạt lanh để bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ dùng trong thời gian ngắn, nhiều nhất là 3 tháng. Không nên dùng liên tục cho bé trong khoảng thời gian dài để tránh gặp phải những tác dụng phụ không đáng có.

- Lưu ý không nên nấu dầu hạt lanh cùng thực phẩm vì khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, dầu hạt lanh có thể tạo ra các hợp chất gây hại cho sức khỏe.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dầu hạt lanh và cách sử dụng loại dầu này để có thể nhận được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất và phòng tránh những tác dụng phụ không đáng có. Trường hợp đang có bệnh mạn tính nên tham khảo bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung dầu hạt lanh vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Từ khoá: omega 3

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map