Tin tức
Đau đầu gối nhưng không sưng có phải khớp đang bị thoái hóa?
- 12/08/2022 |Bác sĩ giải đáp: Điều trị chấn thương đầu gối bằng những phương pháp nào?
- 02/11/2023 |Cách xoa bóp chữa đau đầu gối do thoái hóa khớp gối
- 07/11/2023 |Đau đầu gối là do đâu? Có nguy hiểm không?
- 29/12/2023 |Chụp cộng hưởng từ đầu gối cho ai và cần phải lưu ý gì?
- 21/01/2024 |Đầu gối bị tổn thương do đâu và cách phòng ngừa
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng
Tình trạngđau đầugối nhưng không sưnglà tình trạng đầu gối bị đau nhức, không sưng đỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể:
1.1. Thoái hóakhớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mô sụn bị tổn thương, dịch khớp suy giảm do quá trình tái tạo sụn mới không kịp bù đắp lớp sụn bị mất. Tình trạng này không gây sưng trong giai đoạn đầu và bệnh này phổ biến ở những người lớn tuổi. Thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến cảm giác đau và cứng khớp gối, gây khó khăn trong việc di chuyển.
Thoái hóa khớp gối dẫn đến đau đầu gối nhưng không sưng
1.2. Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè là một bệnh lý xuất hiện ở gân nối giữa xương bánh chè và xương cẳng chân. Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này là vận động viên thể thao, những người phải thực hiện các động tác mở rộng đầu gối liên tục như: chạy, nhảy, tạo trọng lực lên bánh chè thường xuyên.
Viêm gân bánh chè có những biểu hiện đau nhức ở đầu gối nhưng có thể không sưng hay bầm và cách điều trị hiệu quả hiện nay là áp dụng phương pháp vật lý trị liệu.
1.3. Chấn thương đầu gối
Một số chấn thương ở đầu gối cũng dẫn đến tình trạng đau nhức nhưng có thể không sưng. Cụ thể như một số tổn thương sau:
- Gãy hoặc rạn xương vùng gối.
- Chấn thương dây chằng chéo trước.
- Rách sụn chêm,...
Chấn thương dây chằng chéo trước khi đá banh
1.4. Bệnh gout giai đoạn đầu
Có thể bạn chưa biết nhưng bệnh gout giai đoạn đầu cũng có thể có biểu hiện đau đầu gối nhưng không xuất hiện tình trạng sưng bên ngoài. Cơn đau này xuất hiện phổ biến vào ban đêm và cảm giác đau nhức dữ dội thường kéo dài trong 24 giờ đầu tiên.
Trên thực tế, bệnh gout đầu tiên sẽ xuất hiện từ ngón chân cái, sau đó lan rộng đến mắt cá và đầu gối. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và nếu không được điều trị sớm, cơn đau có thể lan đến vùng cột sống dưới của người bệnh, gây ra nhiều bất tiện cho việc di chuyển.
1.5. Viêm gân gối
Viêm gân khớp gối thường do chấn thương, vận động quá sức,... tác động tiêu cực đến gân đầu gối. Người bệnh thường có cảm giác đau, cơn đau chủ yếu tự phát và rõ rệt hơn khi ngồi xổm, đi cầu thang,... Ban đầu, viêm gân gối có thể không gây sưng nhưng nếu không điều trị, biểu hiện sẽ nặng hơn, có thể gây cứng khớp, kèm sưng viêm và chuyển biến thành thoái hóa khớp gối.
Viêm gân gối có thể do vận động quá sức sẽ gây đau đầu gối nhưng không bị sưng ở giai đoạn đầu
1.6. Một số bệnh tự miễn
Tình trạng đau đầu gối không sưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh tự miễn, trong đó phổ biến nhất là bệnh lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp.
2. Đau đầu gối nhưng không sưng được điều trị như thế nào
Như đã đề cập, đau đầu gối nhưng không có biểu hiện sưng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy từng trường hợp, việc điều trị cũng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp. Nhưng thông thường, bên cạnh việc chữa trị bệnh lý liên quan, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc hoặc các phương pháp giúp làm giảm cơn đau, thúc đẩy quá trình lành tổn thương vùng gối. Cụ thể như sau:
2.1. Điều trị y tế
Một số loại thuốc chống viêm phổ biến được sử dụng cho tình trạng này là:
- Ibuprofen: thuốc chống viêm và giảm đau khớp gối hiệu quả nhưng cần sử dụng theo hướng dẫn.
- NSAID: nhóm thuốc kê đơn giúp giảm đau, kháng viêm không steroid.
- Các loại thuốc chống viêm không chứa Steroid dạng kem bôi ngoài da giúp giảm đau tại chỗ.
- Codeine: một loại thuốc giảm đau mạnh, thường được sử dụng trong thời gian ngắn, thường chỉ định cho các cơn đau nặng.
Lưu ý: các thuốc bên trên chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Điều trị bằng thuốc giảm đau thường được áp dụng phổ biến
2.2. Vật lý trị liệu
Khi bị đau đầu gối, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp cùng vật lý trị liệu để đạt được kết quả giảm đau và phục hồi nhanh nhất. Tuy nhiên, để tránh gặp thêm các chấn thương không đáng có, người bệnh nên luyện tập theo hướng dẫn của chuyên gia.
2.3. Điều trị tại nhà
Một số biện pháp điều trị tại nhà cũng có thể hỗ trợ làm thuyên giảm các cơn đau gối tại chỗ hiệu quả. Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh cho đầu gối, nhiệt độ sẽ làm giảm các cơn đau tạm thời. Ngoài ra, nên có thói quen sinh hoạt khoa học, cân bằng giữa nghỉ ngơi, làm việc và tập luyện thể thao. Các bài tập nhẹ nhàng tại nhà sẽ giúp duy trì sức khỏexương khớp.
3. Cách phòng ngừa đau đầu gối
Để phòng ngừa tình trạng đau đầu gối, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao: Hãy duy trì cường độ tập luyện phù hợp với thể lực của bản thân. Kể cả khi cơn đau xuất hiện cũng nên tập những bài tập nhẹ nhàng để duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của hệ xương khớp. Việc ngừng vận động không chỉ không làm giảm đau mà còn làm tình trạng này nặng thêm.
- Chọn giày dép phù hợp: Việc chọn lựa giày, dép phù hợp với chân là rất quan trọng. Nó giúp giảm áp lực lên khớp gối, từ đó phòng ngừa được một số bệnh lý liên quan và đau đầu gối hiệu quả.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương: Một số thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, xương ống, quả mọng, quả óc chó, đậu nành…chứa nhiều nhóm chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương khớp.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Việc thừa cân, béo phì cũng gây áp lực cho hệ xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng, làm tăng rủi ro mắc bệnh xương khớp.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập giãn cơ: Một số bài tập yoga giúp kéo giãn, căng cơ sẽ giúp thư giãn cơ bắp hiệu quả. Từ đó giảm áp lực lên khớp gối, xương bánh chè và hạn chế tình trạng đau nhức.
Tập thể dục phòng ngừa đau đầu gối hiệu quả
Có thể thấy,đau đầu gối nhưng không sưngcó thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này mà hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Xương khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng điều trị. Để đặt lịch khám tạiMEDLATEC,Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài1900 56 56 56để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!