Tin tức
Đau đầu căng cơ là như thế nào, điều trị ra sao?
- 30/05/2023 |Cách giảm đau đầu hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà
- 03/07/2023 |Tiết lộ các vị trí đau đầu nguy hiểm bạn nên cảnh giác
- 05/07/2023 |Các loại đau đầu thường gặp
1. Bệnhđau đầucăng cơ là như thế nào?
1.1. Đau đầu căng cơ là bệnh gì?
Cơnđau đầu căng cơthường xuất hiện xung quanh đầu, sau mắt và cổ với những mức độ khác nhau. Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều trải qua các cơn đau thành từng cụm.
Cơn đau đầu căng cơ gây cảm giác như có dây thít chặt vòng đầu khiến người bệnh rất khó chịu
Đau đầu căng cơ được phân loại gồm:
- Đau đầu căng cơ kịch phát: cảm giác nặng hai bên đầu, đau như siết chặt, không nôn, không có chiều hướng tăng mức độ đau khi hoạt động nhưng khi đau người bệnh thường sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng.
- Đau đầu căng cơ mạn tính: đau cả hai bên đầu giống như đầu đang bị ép chặt, người bệnh có cảm giác như đang mang vật rất nặng trên đầu.
1.2. Triệu chứng đau đầu căng cơ phổ biến
Ngoài triệu chứng điển hình là cơn đau đầu giống như bị siết chặt thì người bệnh cũng sẽ gặp các tình trạng:
- Cơ cổ và vai căng cứng tạo cảm giác đau thắt ở vùng này.
- Cảm giác nặng ở mắt như bị áp lực đè vào, phía sau mắt có hơi nóng.
- Có cảm giác nặng mắt, nặng đầu khi cơn đau xuất hiện.
Nếu gặp cáctriệu chứng đau đầu căng cơbất thường sau đây cần tìm kiếm trợ giúp y tế ngay:
- Tần suất cơn đau đầu ngày càng nhiều.
- Thân nhiệt tăng bất thường.
- Tay chân tê mỏi, cơ thể suy nhược.
- Nói chuyện gặp khó khăn.
2. Phương pháp điều trị đau đầu căng cơ
Về cơ bản, đau đầu căng cơ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sự kéo dài của các cơn đau đầu sẽ làm người bệnh giảm sút sức khỏe tinh thần và thể chất. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là do không thể tập trung làm việc được nên hiệu quả công việc của người bệnh bị giảm sút, chất lượng cuộc sống cũng kém hơn người bình thường. Trường hợp đau đầu căng cơ kết hợp với bệnh mạn tính đi kèm thì người bệnh sẽ thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau trong những năm tháng tuổi già.
Thường xuyên tái diễn cơn đau đầu căng cơ khiến người bệnh không thể đạt năng suất làm việc như bình thường
2.1. Điều trị bằng thuốc
Thông thường, dùngthuốc giảm đaulà cáchđiều trị đau đầu căng cơcó tác dụng nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám để được chỉ định loại thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định, không lạm dụng, không quá liều, không tự đổi loại thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ. Một số trường hợp đau đầu căng cơ mạn tính sẽ khó điều trị hơn nên cần kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mục tiêu của việc dùng thuốc điều trị đau đầu căng cơ nhằm:
- Cắt cơn đau cấp
Bác sĩ thường khuyến cáo dùng thuốc ngay khi cơn đau bắt đầu, các loại thuốc thường dùng như:
+ Thuốc giảm đau đơn thuần: dùng cho những trường hợp dưới 15 cơn đau đầu/tháng, đau thành từng đợt. Các loại thuốc giảm đau đơn giản và phổ biến là: NSAID Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Aspirin,... theo liều bác sĩ chỉ định. Trường hợp không dung nạp Aspirin hay với NSAID có thể dùng Paracetamol theo liều chỉ định.
+ Thuốc giảm đau kết hợp: dùng cho các trường hợp không đáp ứng với thuốc giảm đau đơn thuần. Người bệnh có thể sẽ được kê đơn thuốc giảm đau kết hợp với: caffeine, opioid, barbiturate để tăng hiệu quả kiểm soát cơn đau. Một số loại thuốc khác cũng có thể được dùng để cắt cơn đau cấp như: thuốc giãn cơ, Triptans,...
Mọi loại thuốc điều trị đau đầu căng cơ cần có sự chỉ định của bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám và chẩn đoán bệnh
- Dự phòng tái phát đau đầu căng cơ
Việc sử dụng loại thuốc dự phòng nhằm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất tái diễn cơn đau đầu căng cơ, cải thiện khả năng đáp ứng thuốc cho người bệnh. Các loại thuốc thường được khuyến cáo sử dụng như:
+ Thuốc chốngtrầm cảm3 vòng: bị đau đầu căng cơ từng đợt hoặc mạn tính thường dùng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline bắt đầu từ liều thấp nhất sau đó tăng dần cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. Trường hợp không dung nạp thuốc có thể chuyển sang Protriptylin, Nortriptyline. Thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng, buồn ngủ,táo bón.
+ Thuốc chống trầm cảm khác: Mirtazapine, Venlafaxine.
+ Thuốc chống co giật: một số ít trường hợp sẽ được cân nhắc dùng Topiramate, Gabapentin.
2.2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện cơnđau đầu căng cơ. Các liệu pháp thường được áp dụng như: kích thích từ trường xuyên sọ, kích thích điện dây thần kinh qua da, vận động trị liệu, xoa bóp, laser vàsiêu âm,...
Người bị đau đầu căng cơ cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học để không bị căng thẳng kéo dài, chú ý ngủ đủ giấc và luôn có giấc ngủ trưa ngắn.
2.3. Biện pháp hỗ trợ
- Luyện tập thư giãn và vận động thể chất
Các bài tập thư giãn và hoạt động thể chất được thực hiện đều đặn làcách đau đầu căng cơhiệu quả. Bạn có thể chọn lựa bài tập hoặc bộ môn vận động phù hợp với mình như: thiền, yoga, xoa bóp, dưỡng sinh, massage, tập thể dục,...
Thiền là một cách đau đầu căng cơ và thư giãn tinh thần rất hiệu quả
- Hoạt động đúng tư thế
Những người làm công việc có tính chất giữ lâu một tư thế nên chú ý đến tư thế ngồi sao cho đầu thẳng giữa hai vai, không quá cúi xuống, lưng không bị võng lưng, cách mỗi 30 phút ngồi nên đứng dậy đi lại. Đặc biệt, luôn duy trì tư thế ngồi đúng là cách tốt nhất để đẩy lùi đau đầu căng cơ do tư thế ngồi sai.
- Kiểm soát cảm xúc
Suy nghĩ tiêu cực, lo âu, căng thẳng,... là những trạng thái tâm lý tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và gây đau đầu căng cơ. Vì thế, hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, tiết chế cảm xúc, tìm đến bác sĩ tâm lý,... để tạo cho mình thói quen sống tích cực, có trạng thái tinh thần thoải mái.
Chuyên khoa Thần kinh -Hệ thống Y tế MEDLATECcó sự tham gia làm việc của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành. Để thăm khám và chẩn đoán chính xácđau đầu căng cơquý khách có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!