Tin tức

CPK là xét nghiệm gì và nên tiến hành khi nào?

Ngày 01/02/2024
Tham vấn y khoa:BS. Đinh Văn Chỉnh
Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp tính nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không cấp cứu kịp thời. Ngày nay căn bệnh này lại càng trở nên phổ biến hơn do những thay đổi trong cuộc sống sinh hoạt, môi trường cũng như thói quen ăn uống. Để chẩn đoán nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, xét nghiệm CPK sẽ được chỉ định và để tìm hiểu kỹ hơn CPK là xét nghiệm gì, mời quý bạn đọc cùng theo dõi những thông tin sau.

1. CPK là xét nghiệm gì?

CPK hay CK (Creatine phosphokinase) là một loại enzyme có nhiệm vụ quan trọng trong việc điều chỉnh năng lượng cung cấp cho các mô ở nhiều cơ quan trong cơ thể, nhất là các loại mô cơ. CPK có mặt nhiều ở cơ vân, cơ tim và một số ít ở mô não. CPK bao gồm 3 isoenzym đó là: CK - MM, CK - BB và CK - MB.

Trong đó, CK - MB là isoenzym chiếm khoảng 40% trong các CK toàn phần có mặt trong mô cơ tim. Chỉ trong vòng 4 - 6 tiếng kể từ khi cơnnhồi máu cơ timxuất hiện thì chỉ số CK - MB sẽ tăng lên cùng với CPK toàn phần, sau khoảng 36 - 48 giờ thì giá trị của nó sẽ trở về mức bình thường. Do đó xét nghiệm CPK thực sự cần thiết trong việc xác định tình trạng nhồi máu cơ tim ở người bệnh.

Xét nghiệm CPK có tác dụng giúp chẩn đoán nguy cơ nhồi máu cơ tim

Xét nghiệm CPK có tác dụng giúp chẩn đoán nguy cơ nhồi máu cơ tim

2. Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm CPK?

Hàm lượng CPK hiện diện trong máu có tác dụng hỗ trợ đánh giá sức khỏe của tim cũng như chức năng của các tế bào tim và cơ bắp. Hoạt độ của CPK thường tăng cao khi các cơ quan, tế bào này gặp tổn thương.

Xét nghiệm CPK toàn phần thường sẽ được chỉ định song song với xét nghiệm CK - MB ở những bệnh nhân nghi ngờ đang bị tổn thương cơ tim, nhất là các trường hợp như sau:

  • Người bị viêm cơ tim.
  • Người có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim.
  • Chẩn đoán tình trạng nhồi máu cơ tim.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả của biện pháp điều trị nhồi máu cơ tim.

3. Hoạt độ CK - MB tăng khi nào?

Những trường hợp khiến hoạt độ CK - MB tăng thường là:

  • Cơ tim bị viêm hoặc hoại tử.
  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Tim gặp chấn thương do:
  • Phẫu thuật mở ngực hoặc phẫu thuật tim.
  • Thủ thuật nong hay đặt stent mạch vành.
  • Bệnh lý tại các mô liên kết làm ảnh hưởng tới cơ tim.
  • Mắc chứng rối loạn nội tiết: to đầu chi, suy cận giáp, tiểu đường gây nhiễm toan ceton,...
  • Nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc virus (adenovirus, Epstein-Barr virus, HIV, echovirus) hay nhiễm ký sinh trùng (sán lợn, toxoplasma, sán máng, giun xoắn).
  • Nguyên nhân khác: hội chứng Reye, viêm túi mật cấp,...

Nhồi máu cơ tim là tình trạng sức khỏe cấp tính và xảy ra ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại

Nhồi máu cơ tim là tình trạng sức khỏe cấp tính và xảy ra ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại

4. Kết quả xét nghiệm CPK có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Dưới đây là một số yếu tố có thể tác động tới kết quả của xét nghiệm CPK:

  • Vừa thực hiện phẫu thuật hoặc gắng sức khi tập thể dục.
  • Tiêm bắp.
  • Nồng độ CPK giảm trong thời kỳ mang thai những tháng đầu.
  • Tỷ lệ CPK giữa nam và nữ hay giữa những người khác nhau về cân nặng sẽ có sự chênh lệch nhất định.
  • Do sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc chống đông máu, thuốc gây mê hay chất kháng sinh có thể khiến nồng độ CPK bị giảm.

5. Khi làm xét nghiệm CPK cần phải lưu ý những gì?

Dưới đây là một số điều cần lưu ý nhằm đảm bảo độ chính xác cho xét nghiệm CPK:

  • Trong quá trình điều trị tổn thương cơ tim cấp, thường bác sĩ chỉ định trong 3 ngày đầu, xét nghiệm CPK sẽ được thực hiện 1 lần/ngày, sau đó là 1 lần/tuần.
  • Vì đây là xét nghiệm thực hiện dựa trên mẫu huyết thanh trong máu, vì vậy trước khi lấy mẫu xét nghiệm người bệnh không cần phải nhịn ăn.
  • Bệnh nhân cần hợp tác trong quá trình lấy máu vùng tĩnh mạch để tránh tình trạng tán huyết.
  • Để hỗ trợ thông tin trong việc đánh giá kết quả xét nghiệm, người bệnh nên lưu lại hồ sơ có ghi các mốc thời gian lấy máu.

Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim

Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim

6. Nên thực hiện xét nghiệm CPK ở địa chỉ nào?

Việc tiến hành làm xét nghiệm CPK có thể được thực hiện ở các phòng khám, bệnh viện và nhất là những cơ sở y tế có đủ khả năng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu. Xét nghiệm này đòi hỏi cần phải được tiến hành tại những đơn vị y tế uy tín, chất lượng.

Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín được hàng triệu khách hàng lựa chọn nhờ chất lượng dịch vụ. Không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành mà MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP giúp mang lại kết quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, mọi quy trình từ thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán, tư vấn tại MEDLATEC đều được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo được sự an toàn và tính tiện lợi cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên y tế đều ghi điểm tuyệt đối với khách hàng nhờ sự chỉn chu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm và luôn cố gắng mang lại trải nghiệm dịch vụ với chất lượng cao nhất.

MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu365cacuoc 789 tiện lợi giúp khách hàng tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí đi lại, chi phí xét nghiệm cũng được niêm yết tại viện trong khi khách hàng chỉ phải mất thêm 10.000 đồng cho mỗi lần đi lại lấy mẫu và trả kết quả.

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên đây, quý bạn đọc đã hiểu được xét nghiệm CPK là xét nghiệm gì, khi nào cần thực hiện và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn hoặc cần hỗ trợ đặt lịch khám tại viện hay đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline1900 56 56 56,tổng đài viên củaMEDLATECluôn sẵn sàng giải đáp mọi băn khoăn của quý khách 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map