Tin tức

“Cơn lốc” tay chân miệng càn quét, cha mẹ cần biết ngay những thông tin này để cùng bé yêu nhẹ nhàng vượt qua mùa dịch

Ngày 09/07/2023
Tham vấn y khoa:TS.BS Ngô Chí Cương
Dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em xuất hiện hàng năm đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều gia đình có con nhỏ. Bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy, cha mẹ cần kịp thời trang bị những hiểu biết đúng về bệnh để chủ động phòng ngừa, nhận biết sớm và đồng hành cùng con vượt qua mùa dịch.

    Hơn 11.000 ca tay chân miệng, 7 ca tử vong, dịch vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm

    Từ đầu năm đến nay, nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ mất ăn, mất ngủ vì nhiều dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát và lưu hành, trong đó bệnh tay chân miệng là mối đe dọa lớn bởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Thống kê từ Bộ Y tế đã đưa ra những con số đáng báo động về dịch bệnh này: Trong 6 tháng đầu năm, cả nước ta ghi nhận hơn 11.000 ca tay chân miệng, 7 trường hợp tử vong và số ca mắc vẫn đang có xu hướng tăng nhanh.


    Nhiều trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện điều trị hồi sức tích cực (Ảnh: Internet)

    Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, 8 tiếng đi làm ở công sở của chị N.T.M (35 tuổi, ở TP.HCM) như “cực hình” bởi nơm nớp lo con gái 3 tuổi đi học bị lây bệnh: “Hai vợ chồng đi làm cả ngày, ông bà lại ở xa không có người trông con nên đành ngậm ngùi để con đi học. Nếu có người trông thì thời điểm này mình đã tạm thời cho bé nghỉ học để đảm bảo an toàn. Đi làm mà đứng ngồi không yên lo con bị lây bệnh từ các bạn bởi trường học đông đúc dễ có nguy cơ lây lan bệnh”.

    Tay chân miệng - Bệnh lý truyền nhiễm có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ

    Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi nhiều loại virus đường ruột, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Enterovirus có nhiều chủng khác nhau, trong đó Coxsackie virus A16 và Enterovirus EV71 là hai chủng gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất.

    Thông thường, thời gian ủ bệnh kéo dài 3-10 ngày, sau đó trẻ xuất hiện các biểu hiện như sốt, quấy khóc, tổn thương da, niêm mạc ở miệng, các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay/ chân/ mông/ gối.


    Hình ảnh tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước của trẻ mắc bệnh

    Lý giải về xu hướng ca mắc bệnh đang tăng nhanh hiện nay, TS.BS. Ngô Chí Cương - Trưởng chuyên khoa Truyền nhiễm, Hệ thống Y tế MEDLATEC cho biết: Bệnh có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc với dịch mũi, miệng, giọt bắn từ đường hô hấp, dịch từ các nốt phỏng nước và phân của trẻ nhiễm virus. Do đó, các địa điểm có nhiều nguy cơ lây truyền bệnh cha mẹ cần lưu ý trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát đó là: nhà trẻ, bể bơi, khu vui chơi…

    Bác sĩ cho biết thêm: Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến, đa số trẻ mắc bệnh sẽ tự phục hồi và khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong, phần lớn gặp ở các trường hợp nhiễm chủng EV71. Các biến chứng có thể gặp như:

    • Biến chứng thần kinh:viêm não, viêm màng não, viêm não tủy.
    • Biến chứng tim mạch, hô hấp:viêm cơ tim cấp gây suy tim và trụy tim mạch, phù phổi cấp tổn thương suy hô hấp cấp.

    Xét nghiệm - Phương pháp hàng đầu giúp chẩn đoán chính xác tay chân miệng

    Trước diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên cả nước, TS.BS. Ngô Chí Cương đưa ra khuyến cáo: Khi trẻ xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, cha mẹ không nên chủ quan tự ý điều trị triệu chứng tại nhà, mà cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

    Bên cạnh chẩn đoán tay chân miệng dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cho biết về vai trò của xét nghiệm: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để xác định chính xác các tác nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Theo đó, trẻ có thể được chỉ định làm các xét nghiệm sau nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh:

    • Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng thể Enterovirus 71 IgM (EV71) trong máu;
    • Xét nghiệm EV71 Realtime PCR phát hiện virus trong dịch đường hô hấp, dịch nốt phỏng.

    Ngoài ra, tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC còn triển khai các gói xét nghiệm PCR đa tác nhân có thể phát hiện đồng thời chủng EV71 và các tác nhân gây bệnh khác trên mẫu phân, dịch não tuỷ:

    • Xét nghiệm Realtime PCR 61 tác nhân vi sinh vật gây viêm não - màng não;
    • Xét nghiệm Realtime PCR vi sinh vật gây nhiễm trùng đường ruột (43 tác nhân hoặc 19 tác nhân virus).

    Bên cạnh đó, trẻ có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, CRP để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, xét nghiệm men tim Troponin T, xét nghiệm khí máu động mạch...

    Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi và điều trị tay chân miệng cùng nhiều bệnh lý khác hay gặp ở trẻ nhỏ. Với chất lượng xét nghiệm được kiểm duyệt nghiêm ngặt theo hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP cùng sự quy tụ của đội ngũ chuyên gia Nhi khoa đầu ngành, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm về kết quả thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cho bé tại MEDLATEC.


    Chỉ thêm 10.000 VNĐ chi phí đi lại, bé yêu có thể được lấy mẫu xét nghiệm ngay tại nhà nhanh chóng, tiện lợi

    Trong thời điểm nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đang lưu hành tại các địa điểm như TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai, Hà Nội... cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại MEDLATEC để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi lại cho cả gia đình.

    Tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa, làm thế nào để phòng tránh bệnh?

    Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, Bộ Y tế đã đưa ra 6 khuyến cáo sau, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm để phòng tránh bệnh cho bé yêu:

    1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/ cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
    2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
    3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày trẻ hay sử dụng như: đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
    4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
    5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
    6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng.

    Bình luận ()

    Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

    Lựa chọn dịch vụ

    Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

    Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

    Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

    Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

    Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
    Baidu
    map