Tin tức

Con chấy tóc: đặc điểm, cơ chế hình thành, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Ngày 12/01/2024
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Trẻ trong độ tuổi mầm non và tiểu học thường rất dễ bị chấy. Nếu không loại bỏ, chấy sẽ lây lan và sinh sản rất nhanh, gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về con chấy tóc và cách xử trí khi trẻ gặp phải tình trạng này.

1. Đặc điểm và vòng đời con chấy tóc

1.1. Đặc điểm con chấy tóc

Chấy là sinh vật sống ký sinh trên đầu con người. Chúng sinh sản bằng cách đẻ trứng găm vào chân tóc; sống và phát triển bằng cách hút máu từ da đầu. Nếu tiếp xúc gần với da đầu người có chấy sẽ bị lây chấy rất nhanh.

Hình dáng con chấy tóc

Hình dáng con chấy tóc

Chấy trưởng thành kích thước như hạt vừng với 6 chân. Màu sắc của chấy có sự biến đổi từ màu be chuyển sang xám hoặc tối máu khi chúng hút máu người. Do màu của chấy gần tương đồng với màu của tóc nên mắt thường khó phát hiện ra chúng. Trung bình, mỗi ngày, chấy cái có thể đẻ đến 10 trứng hình bầu dục, nhỏ, màu giống màu tóc.

1.2. Vòng đời của con chấy tóc

Con chấy tóccái sau khi đẻ sẽ ghim trứng chặt vào tóc bởi một loại chất dính như keo. Chấy thường đẻ trứng ở gần sát với da đầu, ngay gần chân tóc, nhiệt độ từ da đầu chính là điều kiện để trứng nở. Khoảng thời gian tính từ khi trứng đẻ đến khi nở thành con thường cần khoảng 8 - 9 ngày.

Sau khi nở, vỏ trứng vẫn dính vào thân tóc rồi di chuyển dần dần ra xa khỏi da đầu nên sẽ tìm thấy chúng ở đoạn tóc xa hơn so với chỗ có trứng sống. Con chấy tóc con mới nở gọi là nhộng, màu sáng, không to hơn so với giai đoạn là trứng.

Nhộng phát triển thành chấy trưởng thành trong khoảng 9 - 12 ngày. Đến lúc này, chúng có thể giao phối, đẻ trứng rồi tiếp tục chu kỳ mới. Tuổi thọ trung bình của một con chấy trưởng thành trên đầu người có thể đến 30 ngày.

2. Tại sao trẻ nhỏ dễ bị chấy tóc?

Trẻ nhỏ dễ bịcon chấy tóclà do lây của bạn bè, anh chị em bị nhiễm chấy, qua quá trình ngủ chung. Chấy có khả năng bò rất nhanh nên chỉ cần ngủ gần nhau, ôm nhau hay nằm cùng trên một chiếc gối, chấy sẽ bò từ đầu này qua đầu khác. Khi chấy cái xâm nhập lên da đầu của trẻ, chúng sẽ cứ trú rồi đẻ trứng và cứ thế phát triển.

Nằm ngủ cùng nhau là nguyên nhân khiến trẻ bị lây con chấy tóc

Nằm ngủ cùng nhau là nguyên nhân khiến trẻ bị lây con chấy tóc

Độ tuổi dễ bị nhiễm con chấy tóc nhất là trẻ nhỏ ở độ tuổi học mầm non, tiểu học. Chấy không hình thành do điều kiện vệ sinh thiếu sạch sẽ. Môi trường tóc dày, bóng, ẩm là điều kiện thuận lợi cho con chấy tóc phát triển, sinh sôi.

3. Cách xử trí khi có chấy ở trẻ em

Có 2cách trị con chấy tóccho trẻ mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà đó là:

3.1. Dùng thuốc

Hiện trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm trị chấy tóc như: dầu gội đầu, thuốc bôi, kem dưỡng, kem xả,... Mẹ nên lưu ý tìm hiểu kỹ thành phần để chọn đúng sản phẩm an toàn cho con.

Nếu sử dụng sản phẩm trị chấy không kê đơn thì mẹ cần tìm hiểu độ tuổi sử dụng phù hợp. Có một số loại dầu gội trị chấy dùng an toàn cho trẻ dưới 2 tháng tuổi nhưng cũng có những loại dầu gội chỉ phù hợp để dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Khi dùng thuốc trị chấy cha mẹ cần nắm rõ cách dùng để sử dụng đúng liều lượng, đúng cách thì mới đạt được hiệu quả diệt chấy.

Có một số loạidầu gội trị chấychứa thành phần là chất bắt lửa nên sau khi gội đầu cho con, mẹ tuyệt đối không được sấy tóc để tránh làm cháy tóc của con. Ngoài ra, tinh dầu cũng là sản phẩm được khuyến nghị không nên dùng để trị con chấy tóc. Hiện tại có rất nhiều loại tinh dầu có thể gây nên phản ứng dị ứng cho da đầu nên tốt nhất cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn.

Dùng thuốc gội kết hợp chải và bắt chấy có thể loại bỏ chấy tóc

Dùng thuốc gội kết hợp chải và bắt chấy có thể loại bỏ chấy tóc

3.2. Bắt và chải chấy

Trong trường hợp đã dùng dầu gội hay thuốc mà con chấy tóc vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn thì mẹ cần dùng lược chải để bắt chấy cho con. Đây cũng là phương pháp được rất nhiều mẹ lựa chọn khi lo lắng sử dụng sản phẩm diệt chấy chứa hóa chất không an toàn.

Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, chải vàbắt chấyvẫn được xem là lựa chọn an toàn nhất. Mẹ nên cắt bớt tóc cho con để việc bắt chấy trở nên dễ dàng hơn.

4. Biện pháp phòng tránh chấy ở trẻ em

Để phòng ngừacon chấy tócquay trở lại, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:

- Trước khi trị chấy 2 ngày, hãy đem tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như: quần áo, thú bông, ga trải giường, chăn, gối,... đi giặt để loại bỏ hoàn toàn trứng và con chấy. Tốt nhất nên giặt những đồ dùng này trong nước rất nóng 50 độ C trở lên. Nếu có điều kiện thì sau đó nên cho đồ đã giặt vào trong máy sấy để sấy tối thiểu 20 phút.

- Lau dọn nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo tiêu diệt chấy ở mọi ngóc ngách mà chúng có thể trú ngụ.

- Hút sạch thảm.

- Ngâm các vật dụng chăm sóc tóc của trẻ như lược, kẹp tóc, dây buộc tóc, băng đô,... trong nước nóng hoặc vứt bỏ chúng để thay mới.

- Mẹ nên dặn con không dùng chung đồ dùng cá nhân với bạn để tránh bị lây chấy.

Con chấy tóclây và sinh trưởng nhanh chóng nên khi trẻ bị chấy thì khả năng lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình cũng rất cao. Vì thế, mọi thành viên trong gia đình cũng cần đảm bảo rằng mình không bị chấy hoặc đã được loại bỏ chấy hoàn toàn. Tốt nhất nên điều trị chấy cùng lúc với tất cả thành viên trong gia đình để ngăn chặn nguy cơ lây chấy.

Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trị chấy nêu trên mà trẻ vẫn không hết chấy hay quá trình dùngthuốc trị chấykhiến trẻ gặp tác dụng phụ thì cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị dứt điểm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map