Tin tức
Có thể biết kết quả xét nghiệm thiếu máu qua phương pháp kiểm tra nào?
- 13/06/2023 |Thiếu máu và các cách phân độ thiếu máu
- 13/06/2023 |Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?
- 15/06/2023 |Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?
1. Đôi nét về chứng thiếu máu
1.1. Như thế nào là thiếu máu?
WHO định nghĩathiếu máulà tình trạng suy giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu máu ngoại vi khiến cho oxy cung cấp cho các mô tế bào bị thiếu. Kết quả xét nghiệm thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin:
- < 13g/dl (13g/l) với nam giới.
- < 12g/dl (120g/l) với nữ giới.
- <11g/dl (110g/l) với người lớn tuổi.
Riêng trẻ nhỏ, kết quả xét nghiệm thiếu máu có giá trị khác nhau theo độ tuổi.
Thiếu máu khiến huyết sắc tố suy giảm nên da vàng và xanh
1.2. Nguyên nhân gây thiếu máu
Có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu:
1.2.1. Thiếu máu do mất máu
Dù mất máu cấp hay mạn tính thì đều có nguy cơ dẫn đến thiếu máu, nhất là mất máu trong các trường hợp:
- Mắc bệnh đường tiêu hóa:ký sinh trùngđường ruột, viêm dạ dày, trĩ, ung thư,…
- Dùng thuốc chống viêm không steroid: dùng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen,... có thể khiến dạ dày bị viêm loét và mất máu.
- Kỳ kinh: kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, cường kinh cũng có thể khiến phụ nữ bị thiếu máu.
1.2.2. Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu
- Thiếu máu do thiếu sắt
Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất, xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt để tủy xương tạo ra huyết sắc tố.Nguyên nhân gây thiếu máudo thiếu sắt thường là do:
+ Chế độ dinh dưỡng không đủ chất sắt. Điều này thường gặp ở người ăn chay trường, ăn kiêng, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ.
+ Đồ uống, thực phẩm hoặc một số thuốc chứa cafein.
+ Bệnh tiêu hoá: Crohn, đã cắt bỏ một phần ruột non hoặc dạ dày.
+ Đang cho con bú, người mang thai.
- Thiếu máu do thiếu vitamin
Sự khỏe mạnh của tế bào hồng cầu cũng cần có vitamin B12 và folate nên nếu thường xuyên có chế độ ăn thiếu những chất này thì sản xuất hồng cầu giảm và gây thiếu máu.
- Thiếu máu bất sản
Tình trạng này xảy ra ở người không có đủ hoặc không có tế bào gốc. Bệnh thường liên quan đến tổn thương ở xương sau hóa trị, xạ trị, nhiễm trùng,... hoặc do gen.
- Bệnh Thalassemia
Bệnh lý này mang tính di truyền gen lặn do huyết sắc tố hồng cầu bị thiếu hụt tổng hợp chuỗi globin. Gen gây bệnh Thalassemia nằm trên nhiễm sắc thể thường, khả năng di truyền cao và có thể tiến triển nguy hiểm đến tính mạng.
Mô tả bất thường trong tế bào hồng cầu ở bệnh thiếu máu Thalassemia
1.2.3. Thiếu máu do tăng phá huỷ tế bào hồng cầu
Đối với bệnh lý này, tế bào hồng cầu mỏng và dễ bị vỡ hơn bình thường nên người bệnhbị thiếu máu tán huyết. Nguyên nhân thiếu máu do tăng phá hủy tế bào hồng cầu thường là do mắc bệnh:
- Lupus ban đỏ
- Bệnh di truyền gen: thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối,...
- Lách to.
- Sử dụng thuốc hoặc một số loại thực phẩm, nhiễm nọc độc của nhện hoặc rắn, nhiễm trùng.
- Bệnh gan, thận.
1.3. Dấu hiệu cho thấy bị thiếu máu
Ngườibị thiếu máuthường có các dấu hiệu:
- Hay bị chóng mặt, tim đập nhanh, mệt mỏi.
- Làm việc gắng sức sẽ cảm thấy khó thở.
- Niêm mạc nhợt, da xanh, lòng bàn tay trắng.
- Móc tay và tóc dễ bị gãy.
- Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
2. Các phương pháp kiểm tra cho kết quả xét nghiệm thiếu máu
Để cókết quả xét nghiệm thiếu máuchính xác có thể thực hiện những hình thức kiểm tra sau:
2.1. Tổng phân tích tế bào máu
Đây là hình thức xét nghiệm giúp đánh giá rối loạn đông máu, nhiễm trùng, một số bệnh lý và thiếu máu. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng huyết sắc tố Hb < 13.0g/dL (nam giới) và Hb < 12.0 g/dL (nữ giới) thì được chẩn đoán là bị thiếu máu. Riêng với trẻ em thì kết quả xét nghiệm thiếu máu dựa trên chỉ số Hb theo độ tuổi.
Kết quả xét nghiệm thiếu máu có thể được chẩn đoán qua xét nghiệm máu
2.2. Sắt huyết thanh
Định lượng sắt huyết thanh cũng là phương pháp giúp xác định được nồng độ sắt trong cơ thể. Kết quả ở giá trị bình thường khi định lượng sắt huyết thanh 60 - 170 mg/dl. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số sắt huyết thanh giảm thì liên quan đến giảm hấp thu sắt,thiếu máu thiếu sắt. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số sắt huyết thanh tăng thì liên quan đếnthiếu máu thiếu sắt, tăng phá huỷ hồng cầu,...
2.3. Định lượng Ferritin
Sắt Ferritin được dự trữ trong cơ thể, bình thường chỉ số này trong khoảng 15 - 300 ng/ml. Nếu Ferritin giảm thì liên quan đến thiếu máu thiếu sắt, giảm dự trữ sắt,… Nếu Ferritin tăng thì liên quan đến thừa sắt, tan máu,…
2.4. Định lượng Folate vàvitamin B12
Định lượng B12 và folate cũng là một cách để có kết quả xét nghiệm thiếu máu. Nếu xét nghiệm cho kết quả thiếu hụt các chất này thì có thể liên quan đến một số rối loạn thần kinh, thiếu máu hồng cầu to, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
2.5. Soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột
Khi ở trong cơ thể, ký sinh trùng đường ruột sẽ phải lấy dinh dưỡng để tồn tại và vì thế chúng khiến cho sức khỏe bị giảm sút và cơ thể bị thiếu máu. Do đó, soi phân tìm ký sinh trùng cũng là cách để tìm ra nguyên nhân thiếu máu.
2.6. Điện di Hemoglobin
Điện di Hemoglobin là một hình thứcxét nghiệm máucó khả năng đánh giá tỷ lệ và thành phần hemoglobin trong máu. Đối với bệnh huyết sắc tố thì xét nghiệm này có ý nghĩa sàng lọc và chẩn đoán, được thực hiện với các trường hợp:
- Bị thiếu máu tan huyết vô căn.
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ không liên hệ với các bệnh mạn tính, đến tình trạng giảm sắt.
- Gia đình có tiền sử với bệnh Hemoglobin.
Như vậy,kết quả xét nghiệm thiếu máucủa các hình thức xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân thiếu máu và có định hướng điều trị thích hợp.
Để thực hiện những xét nghiệm này và yên tâm về quy trình tiến hành cũng như kết quả nhận được quý khách hàng có thể đến lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp các chi nhánh trực thuộcHệ thống Y tế MEDLATEChoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi qua hotline1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!