Tin tức
Co thắt tử cung khi mang thai ở 3 tháng đầu: Mức độ nguy hiểm và nguyên nhân
- 03/10/2024 | Khám tiền sản: Bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình mang thai
- 07/10/2024 | Thai phụ bị rau bám thấp nên ăn gì và kiêng gì?
- 07/10/2024 | Thai phụ bị dư ối có nên uống sữa tươi không đường và một số lưu ý cần nắm
- 09/10/2024 | Chi tiết lịch khám thai định kỳ theo từng tam cá nguyệt
- 09/10/2024 | Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, bữa trưa và tối để thai kỳ khỏe mạnh?
1. Co thắt tử cung là gì?
Co thắt tử cung là tình trạng hệ thống dây chằng tại tử cung bị kéo căng khiến tử cung thắt lại. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng co thắt tử cung thường chưa gây đau cho mẹ bầu nhưng nếu có biểu hiện bất thường thì người phụ nữ cần phải đặc biệt lưu ý.
Cơn co thắt tử cung khi mang thai trong 3 tháng đầu chưa gây đau cho mẹ bầu
Trong quá trình sinh, nhờ các cơn co thắt tử cung, việc sinh nở của chị em sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Điều đó là do thai nhi nằm trong tử cung của mẹ, cứ mỗi lần co bóp, thai nhi sẽ được đẩy dần ra ngoài cơ thể người mẹ.
Về mặt bản chất, co thắt tử cung là biểu hiện cho hai sự kiện tương đối quan trọng trước khi thai nhi chào đời. Đó là sự căng và giãn nở tử cung. Trong đó, sự giãn nở giúp tử cung mỏng đi, tạo điều kiện cho tử cung mở ra thuận lợi hơn. Khi đó, thai nhi sẽ hạ xuống phần khung chậu, từ từ bị đẩy ra khỏi cơ thể thai phụ.
Hiện tượng co thắt tử cung tạo điều kiện để thai nhi bị đẩy xuống khung chậu thuận lợi hơn
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian chị em có thể cảm nhận rõ hiện tượng cơn co thắt tử cung (co thắt Braxton Hicks). Cường độ những cơn co thắt này diễn biến theo hướng nhẹ hoặc nặng, xuất hiện từ tuần thai thứ 28 đến 30 (sớm hơn là tuần thai thứ 20).
Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, những cơn co thắt Braxton Hicks có thể xuất hiện với tần suất 10 đến 20 phút/lần.
2. Co thắt tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơn co thắt tử cung diễn biến không quá nghiêm trọng, chưa gây đau cho mẹ bầu. Theo đó, cơn co thắt chỉ thoáng qua vài giây hoặc 1 - 2 phút sau đó lại trở về bình thường.
Thế nhưng nếu nhận thấy những cơn co thắt diễn ra liên tục, kéo dài kèm theo những dấu hiệu như ra máu, đau bụng, mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra vì đây là tình huống nguy hiểm, cần được can thiệp y tế.
Các cơn co thắt ở những tháng cuối được xem là dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, các cơn co thắt tử cung ở những tháng cuối của thai nhi nếu kèm theo những cơn đau đau dữ dội hay ra máu thì mẹ cũng nên lập tức gặp bác sĩ ngay.
Khi nhận thấy cơn co thắt kéo dài kèm theo cơn đau, mẹ bầu nên đi khám
3. Nguyên nhân và dấu hiệu cơn co thắt tử cung
Tử cung co thắt bắt đầu xuất hiện khi hormone Oxytocin từ tuyến yên được bài tiết. Khi đó, tử cung có xu hướng thắt chặt và giãn ra. Tác dụng chính của hoạt động này là tạo điều kiện thuận lợi để bình chỉnh thai và giúp đẩy thai nhi ra ngoài khi chuyển dạ. Cụ thể, phần phía dưới của tử cung sẽ được làm mềm và kéo giãn giúp thai nhi lọt xuống dễ hơn.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử cung co thắt mạnh. Cụ thể như:
- Tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu: Khi tiêu chảy, tử cung có xu hướng co bóp mạnh hơn, mỗi cơn co thắt kéo dài trong khoảng 2 đến 3 phút. Nếu tình trạng tiêu chảy diễn biến theo hướng nghiêm trọng, mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc sinh non.
- Thai chết lưu: Đôi khi các cơn co thắt tử cung trong 3 tháng đầu là dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu. Lúc này, mẹ bầu có thể không còn bị ốm nghén, có thể kèm theo ra máu âm đạo nhưng số lượng ít, máu đỏ tươi hoặc nâu, đen.
- Sảy thai: Cơn co thắt tử cung khiến chị em thấy đau nhiều, cơn đau có lên ra sau lưng, kèm theo đó là ra máu âm đạo nhiều, có thể có máu cục, máu đỏ tươi.
Tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu là một trong những nguyên nhân gây co thắt tử cung
4. Một số biện pháp giảm thiểu cơn co thắt cho mẹ bầu
Tình trạng co bóp tử cung dễ dẫn đến những cơn đau khiến mẹ bầu gặp phải không ít khó khăn. Để giảm thiểu phần nào tác động của các cơn co thắt này, chị em có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:
- Nghỉ ngơi điều độ, nghe nhạc để thư giãn tinh thần.
- Tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc tiến hành ngâm chân.
- Duy trì thói quen đi bộ, điều chỉnh tư thế nghỉ ngơi và làm việc phù hợp.
- Thực hiện massage thư giãn.
- Thực hiện một số bài tập như tập Yoga, thiền.
- Có thể xem phim giải trí, chơi game để tâm trí không còn tập trung vào cơn co thắt tử cung.
Mẹ bầu có thể nghe nhạc để thư giãn tinh thần, giảm sự chú ý đến cơn co thắt tử cung
Dễ thấy rằng tình trạng co bóp tử cung có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu. Bên cạnh áp dụng một vài biện pháp kể trên, chị em cần chú ý theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu khác thường, đi kiểm tra kịp thời.
Ngay cả khi chưa nhận thấy triệu chứng bất thường, mẹ bầu cũng phải duy trì khám thai theo lịch hẹn. Trước khi thăm khám, chị em nên dành thời gian tìm hiểu lựa chọn các cơ sở y tế có điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín mà mẹ bầu có thể tin tưởng lượng chọn.
Đội ngũ y bác sĩ làm việc tại MEDLATEC không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn luôn tận tâm với khách hàng. MEDLATEC hiện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Bên cạnh đó là dàn thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhập khẩu từ các nước phát triển như Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, hỗ trợ bác sĩ thăm khám và theo dõi thai kỳ.
Vậy nếu có nhu cầu khám thai, kiểm tra kỹ hơn tình trạng co thắt tử cung khi mang thai, chị em có thể tìm đến chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!