Tin tức
Có những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh tiểu đường từ sớm?
- 08/12/2021 |Kiểm tra theo dõi tiểu đường tại nhà chính xác như thế nào?
- 08/11/2021 |Mẹ bị tiểu đường cho con bú có được không - thắc mắc thường gặp
- 26/10/2021 |Giải đáp: Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc?
1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường là gì
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể một cách không đồng nhất với đặc điểm tăng lượng đường huyết lên một cách bất thường. Bởi nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định, có thể thiếu hoặc thừa quá nhiều insulin. Nếu như những người mắcbệnh tiểu đườngmà có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức ổn định và thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ thì có thể mức đường sẽ dao động trong một mức nhất định an toàn với người bệnh..
Dựa vào đặc điểm, tính chất của bệnhtiểu đườngđược phân làm 02 loại là tiểu đường typ1, tiểu đường typ 2, tiểu đường thứ phát và tiểu đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Tiểu đường là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai
2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường sớm
Cũng giống như một số bệnh lý khác, những dấu hiệu bệnh tiểu đường sớm có thể rất mờ nhạt thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào chỉ khi xét nghiệm thì mới phát hiện ra lượng đường trong máu cao hơn bình thường, thậm chí ở một số người còn tới khi bệnh nặng hoặc có biến chứng thì mới phát hiện ra bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh tiểu đường sớm:
2.1. Dấu hiệu của tiểu đường typ1
Tiểu đường là một trong số những bệnh lý có các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong một vài ngày hoặc một vài tuần liên tiếp với các dấu hiệu dưới đây:
Đi tiểu thường xuyên và hay khát nước
Nếu như bạn uống đủ lượng nước từ 1,5 - 2 lít nước trong ngày nhưng vẫn thường xuyên khát nước bởi cơ thể đang bị mất nước thì đây sẽ là một trong số những dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi của cơ thể và là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Khát nước quá nhiều trong ngày có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường
Thông thường, trong vòng 24h có thể bạn đi tiểu từ 4 - 7 lần/ngày thế nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường số lần đi tiểu sẽ diễn ra nhiều hơn rất nhiều lần. Bởi cơ chế tái hấp thu glucose sẽ đi qua thận của bạn nhưng lượng đường trong máu tăng cao, khiến cho thận phải hoạt động quá mức và điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và mất nước dẫn tới bạn phải đi tiểu quá nhiều lần trong ngày.
Đói và mệt
Đói và mệt là một trong những biểu hiện thường thấy ở nhiều bệnh lý, đồng thời cũng có thể cho thấy đây là dấu hiệu bệnh tiểu đường sớm. Trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể, cần quá trình chuyển đổi thức ăn thành glucose và cần có insulin để hấp thụ loại chất này. Nhưng ngược lại cơ thể sản xuất thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng lại các insulin mà thì sẽ gây rối loạn quá trình vận chuyển Glucose vào tế bào khiến cho tế bào không có đủ glucose để tạo ra năng lượng dẫn tới tình trạng mệt mỏi, nhanh bị đói hơn bình thường. Nếu tình trạng trên không được giải quyết thì tế bào sẽ phải phân giải Protein và Lipid để sản sinh năng lượng, dẫn tới tình trạng gầy mòn và nhiễm toan ceton.
Thị lực suy giảm
Một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường sớm đó chính là biểu hiện thị lực suy giảm. Đó là khi võng mạc trong mắt sưng lên gây nên hiện tượng mắt mờ và giảm thị lực.
Sút cân nhiều
Sút cân là biểu hiện thường thấy khi mắc bệnh lý, trong đó không ngoại trừ bệnh tiểu đường. Có thể bạn ăn uống điều độ, ăn rất nhiều nhưng cân nặng vẫn không ngừng giảm.
Khô miệng, khát nước và ngứa da
Khi bạn đi tiểu quá nhiều lần trong ngày và lượng nước được cung cấp lại không đủ đáp ứng cho cơ thể sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và bị khô miệng. Đồng thời kéo theo da khô khiến cho bạn luôn cảm thấy bị ngứa ngáy, khó chịu.
Những dấu hiệu này có thể mờ nhạt, chưa rõ ràng nhưng bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh từ sớm, điều trị kịp thời giúp giảm gánh nặng chi phí trong khám và điều trị.
Cần thực hiệnxét nghiệm tiểu đườngđể phát hiện bệnh
2.2. Dấu hiệu tiểu đường typ 2
Thông thường khi mắc bệnh tiểu đường typ 2 thì diễn biến của bệnh lại âm thầm không rõ rệt như tiểu đường typ 1. Bệnh có thể phát triển trong vòng nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo khó có thể chẩn đoán, cụ thể:
Vết thươnglâu lành
Khi trên cơ thể có các vết thương và những vết thương này thường chậm lành bởi lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu, gây tổn thương thần kinh và cơ chế hồi phục của cơ thể khiến cho các vết thương khó lành hơn. Thậm chí, người bệnh còn có thể thấy biểu hiện đau hoặc tê ở phần chân do ảnh hưởng của tổn thương dây thần kinh..
Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng không chỉ xảy ra ở phụ nữ mà nó còn xảy ra ở cả nam giới khi mắc bệnh tiểu đường. Hiện tượng nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, chẳng hạn như giữa ngón tay, ngón chân, dưới ngực, trong cơ quan sinh dục, xung quanh cơ quan sinh dục,...
2.3. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Đối với bất kỳ phụ nữ nào trong giai đoạn mang thai cũng đều sợ mình mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ bởi nó gây nên nhiều nguy hiểm cho em bé. Thông thường xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện từ tuần 24 - 28 trong thai kỳ với nghiệm pháp dung nạp glucose 3 lần.
3. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?
Tiểu đường là một trong những bệnh lý có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường sớm được nêu ở mục 2 thì bạn nên tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị.
Xét nghiệm tiểu đường tại nhà của MEDLATEC đầy tiện lợi
Thông thường, có một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường, đó là:
Xét nghiệm HbA1C: đây là xét nghiệm cho thấy lượng đường huyết trung bình của bạn và không yêu cầu phải nhịn ăn, uống trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm đường huyếtlúc đói: xét nghiệm này yêu cầu bạn nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện lấy mẫu.
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: thông thường để làm xét nghiệm này sẽ mất khoảng 2 - 3h . Lần đầu lấy máu là khi chưa uống nước đường, lần 2 lấy máu là sau khi uống nước đường 1h và lần thứ 3 là sau 2h lấy máu.
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: thực hiện xét nghiệm này bằng mẫu máu và bạn không cần nhịn ăn, uống.
Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, cần theo dõi nghiêm ngặt chế độ ăn uống và thay đổi lối sống khoa học, tích cực. Đồng thời, tiểu đường còn cần được điều trị bằng insulin suốt cả cuộc đời bởi cơ thể không tự sản xuất được hoạt chất này nữa.
Để cơ thể luôn khỏe mạnh thì khi bạn nghi ngờ có những triệu chứng của bệnh tiểu đường nên tới gặp bác sĩ để phát hiện bệnh từ sớm, nâng cao hiệu quả điều trị và đây sẽ chính là chìa khóa để kiểm soát các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có cung cấp các gói khám sàng lọc bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu dành cho những khách hàng có dấu hiệu của bệnh. Đồng thời với dịch vụ xét nghiệm tiểu đường tại nhà giúp người bệnh chẳng ngại đi xa, xếp hàng lấy số mỗi khi khám chữa bệnh. Bạn chỉ cần gọi tới tổng đài1900 56 56 56MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/24.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!