Tin tức
Có nên cắt amidan cho người lớn không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?
- 14/08/2024 | Amidan có đốm trắng cảnh báo bệnh lý gì? Hướng xử trí ra sao?
- 16/08/2024 | Tìm hiểu địa chỉ cắt amidan cho trẻ đảm bảo hiệu quả và an toàn
- 16/08/2024 | Áp xe amidan có nguy hiểm không? Tìm hiểu phương pháp điều trị tối ưu
1. Có nên cắt amidan cho người lớn không?
Amidan là hạch bạch huyết quan trọng trong hệ miễn dịch, được xem như “tấm áo giáp” giúp sản sinh ra kháng thể bảo vệ đường hô hấp khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bộ phận này rất dễ viêm bởi chịu sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
Tỷ lệ người lớn mắc phải tình trạng viêm amidan thường ít hơn trẻ nhỏ. Những nguyên nhân được xác định gây ra tình trạng viêm amidan ở người lớn bao gồm:
- Thiếu lành mạnh trong lối sống và sinh hoạt;
- Môi trường sống ô nhiễm;
- Đặc thù và tính chất công việc.
Viêm amidan ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Do đó, việc quyết định có nên cắt amidan cho người lớn không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, xem xét dựa trên các yếu tố bao gồm độ tuổi, rủi ro sau phẫu thuật và đặc biệt là tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
2. Những trường hợp người lớn nên và không nên cắt amidan
Như đã thông tin ở trên, việc cân nhắc có nên cắt amidan cho người lớn không rất quan trọng. Do đó, trước khi thực hiện cắt amidan người bệnh cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Dưới đây là những trường hợp người lớn nên và không nên cắt amidan:
Những trường hợp người lớn nên cắt amidan
- Viêm amidan mạn tính: Tình trạng viêm amidan tái phát với tần suất cao, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và làm suy giảm chất lượng cuộc sống;
- Áp xe quanh amidan: Đây là một biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi có mủ tích tụ xung quanh amidan, gây đau đớn và khó nuốt. Việc tiến hành cắt amidan trong trường hợp này được thực hiện khi mủ được dẫn lưu ra ngoài và vết thương ổn định;
- Tắc nghẽn đường thở: Tắc nghẽn đường thở, dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ là những triệu chứng nguy hiểm do tình trạng viêm amidan quá phát gây ra;
- Khó nuốt: Amidan lớn gây cảm giác nuốt vướng, khiến người bệnh không thể ăn uống một cách bình thường dẫn tới suy giảm thể chất và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể;
- Dấu hiệu nghi ngờ ung thư: Khối u được tìm thấy tại vị trí amidan nghi ngờ là khối u ác tính.
Những trường hợp người lớn không nên cắt amidan
- Viêm amidan cấp tính: Nếu chỉ bị viêm amidan một lần hoặc hai lần, có thể không cần phải cắt amidan ngay lập tức. Thường thì viêm amidan cấp tính có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và các biện pháp khác;
- Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe: Nếu các chức năng của amidan vẫn hoạt động bình thường; sức khỏe cũng như khả năng sinh hoạt của người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều thì không nhất thiết phải phẫu thuật cắt amidan;
- Người mắc bệnh mạn tính chưa được điều trị như: Lao, tiểu đường, hen suyễn, cường giáp, nhiễm khuẩn cục bộ hoặc toàn thân;
Không chỉ định cắt amidan đối với người mắc bệnh mạn tính chưa được điều trị
- Các đối tượng đặc biệt khác: Phụ nữ đang trong trong kỳ kinh nguyệt; mang thai; người bị rối loạn đông máu bẩm sinh, khó ngừng chảy máu.
Dựa trên kết quả kiểm tra nếu nhận thấy việc cắt amidan không thực sự cần thiết các bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau để mang hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
3. Lưu ý sau khi thực hiện cắt amidan ở người lớn
Sau khi thực hiện cắt amidan, bệnh nhân cần lưu ý một số những hướng dẫn về chăm sóc và vệ sinh sau đây để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và tránh những biến chứng không mong muốn, cụ thể:
- Kiêng ăn uống trong thời gian 2 - 3 giờ đầu sau thực hiện phẫu thuật cắt amidan;
- Liên hệ với bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bất thường như sốt cao, chảy máu, mức độ đau trở nên nghiêm trọng;
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống;
- Trong giai đoạn phục hồi (từ 10 đến 14 ngày) ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh và các món nước;
- Sau giai đoạn phục hồi người bệnh vẫn cần hạn chế thức ăn cứng, đồ chua cay, rượu bia và các chất kích thích để tránh gây kích ứng vùng phẫu thuật;
- Uống nhiều nước để giữ cho cổ họng được ẩm và hỗ trợ quá trình hồi phục;
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng, súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý;
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật
- Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh hét to, nói chuyện quá lớn và vận động mạnh;
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc;
- Thực hiện tái khám khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra quá trình hồi phục.
Những thông tin được cung cấp trên đây chắc chắn đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc có nên cắt amidan cho người lớn không. Việc cắt amidan cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố, do đó người bệnh hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn hướng xử trí phù hợp.
Hiện nay, Chuyên khoa Tai - mũi - họng, Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng việc thăm khám, điều trị hiệu quả các tình trạng bệnh lý liên quan đến amidan nói riêng và tai mũi họng nói chung một cách hiệu quả. Đặc biệt, với việc ứng dụng công nghệ plasma trong cắt amidan, đơn vị đã điều trị thành công, triệt để cho nhiều trường hợp ở mọi lứa tuổi.
Chuyên khoa Tai - mũi - họng, Hệ thống Y tế MEDLATEC ứng dụng công nghệ plasma trong cắt amidan
Nếu có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, người dân vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!