Tin tức
Có chữa dứt điểm trĩ được không và các thắc mắc liên quan
- 11/09/2021 |Bệnh nhân sau cắt trĩ cần lưu ý điều gì để phòng tránh biến chứng
- 11/09/2021 |Giải đáp: Ngồi nhiều ảnh hưởng gì tới trĩ và các giải pháp phòng ngừa
- 15/09/2021 |Vết thương bị sưng và chảy máu sau mổ trĩ có nguy hiểm hay không?
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường gặp nhất
Nguyên nhân gâybệnh trĩhiện chưa được khoa học khẳng định chính xác. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở các đối tượng có các yếu tố thuận lợi làm áp lực trongtrực tràngtăng lên, chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng và tạo thành búi trĩ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được kiểm soát thì búi trĩ sẽ to lên và thò ra ngoài.
Có chữa dứt điểm trĩ được không còn tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh cũng như nhiều yếu tố khác
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành trĩ là:
Mang thai
Trọng lượng của thai nhi chèn ép lên vùng hậu môn - trực tràng nên phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc trĩ hơn bình thường.
Tuổi tác
Các cơ vùng hậu môn dễ bị thoái hóa hơn khi tuổi càng cao, do đó, bệnh trĩ cũng thường gặp hơn, nhất là đối tượng trong đội tuổi 30 - 60.
Ngồi/đứng quá lâu
Việc đứng hay ngồi quá lâu cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bởi vùng hậu môn, trực tràng phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài.
Chế độ ăn ít chất xơ
Một chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gâytáo bónkhiến gia tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
Một chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ khiếnhệ tiêu hóahoạt động kém hơn, nguy cơ cao dẫn đến bệnh trĩ
Uống ít nước
Mỗi người trưởng thành cần uống tối thiểu 2l nước/ngày. Nước giúp hệ tiêu hóa cũng như tuần hoàn máu khỏe mạnh. Nếu không cung cấp đủ lượng nước, các cơ quan tiêu hóa sẽ bị rối loạn hoạt động, giảm nhu động ruột cũng như tình trạng tăng hấp thu nước từ phân của đại tràng khiến cho phân bị vón cục và gây tình trạng táo bón, từ đó làm gia tăngnguy cơ hình thành trĩ.
Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón
Khi bị táo bón, người bệnh đi ngoài sẽ phải rặn nhiều hơn, dẫn đến tăng áp lực hậu môn, trực tràng. Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ dẫn đến trĩ như:
Tâm lý căng thẳng, stress.
Người bị mắc các bệnh lý đường hô hấp dẫn đếnho nhiều, làm tăng áp lực ổ bụng.
Người lao động chân tay, làm việc nặng nhọc.
2. Nhận diện triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
Những dấu hiệu nhận diện trĩ rất rõ ràng và dễ nhận biết. Cụ thể:
Cảm thấy đau rát ở hậu môn
Vùng hậu môn của người bị trĩ sẽ có dấu hiệu sưng, đau rát, chảy dịch rất khó chịu.
Đi ngoài phân có máu
Khi bị trĩ, việc vận động mạnh hoặc cọ xát với phân cứng, rặn mạnh,... đều có thể làm nứt vỡ búi trĩ vốn được hình thành do sự giãn các tĩnh mạch, điều này gây ra hiện tượng chảy máu. Lượng máu sẽ lẫn vào phân khi đi vệ sinh và trĩ càng nặng thì lượng máu lẫn vào phân sẽ càng nhiều. Thậm chí, nếu búi trí bị tổn thương nhiều có thể chảy máu thành dòng.
Bệnh trĩ có thể gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu
Búi trĩ thò ra ngoài
Khi búi trĩ to sẽ thò ra ngoài và người bệnh có thể sờ thấy. Việc búi trĩ thò ra ngoài có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc dễ tổn thương gây chảy máu.
3. Bác sĩ giải đáp: Có chữa dứt điểm trĩ được không?
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh.Có chữa dứt điểm trĩ được khôngcòn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện bệnh, cơ địa người bệnh,... Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, việc điều trị tích cực kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp điều trị triệt để bệnh trĩ.
Do đó, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn cũng như giảm hiệu quả điều trị.
4. Các biện pháp cải thiện bệnh trĩ tại nhà
Việc điều trị bệnh trĩ cần phải được bác sĩ thăm khám và chỉ định mới có thể đảm bảo cải thiện hoặc dứt điểm được. Các biện pháp dân gian mang tính tham khảo và chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp trĩ nội độ I - II, không chảy máu, tránh áp dụng nếu trĩ độ III - IV hoặc đã có biến chứng.
Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm các triệu chứng của trĩ tại nhà như sau:
4.1. Tỏi
Hợp chất Allicin có trong tỏi có tác dụng kháng viêm hiệu quả, giúp co búi trĩ và tái tạo mô mềm ở vùng hậu môn.
Tỏi rất giàu hợp chất Allicin, giúp co búi trĩ hiệu quả
Cách làm rất đơn giản như sau:
Nghiền nhuyễn tỏi.
Ngâm cùng rượu trắng.
Dùng hỗn hợp này để vệ sinh hậu môn, nhất là những lần sau đi tiêu.
4.2. Diếp cá
Trong diếp cá rất giàu hoạt chất Decanonyl acetaldehyde giúp kháng viêm và cầm máu hiệu quả. Có thể dùng diếp cá để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ như sau:
Xông hơi hậu môn bằng diếp cá: đun sôi lá diếp cá và dùng xông hơi cho hậu môn khoảng 3 lần/ngày. Khi nước còn ấp có thể lấy bã diếp cá đắp vào hậu môn.
Uống nước diếp cá: có thể uống nước diếp cá tươi hoặc bổ rau diếp cá phơi khô, búi trĩ sẽ co lại.
4.3. Lá trầu không
Trong lá trầu không cũng rất giàu tinh dầu, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả.
Nếu kiên trì thực hiện hỗ trợ trị trĩ bằng lá trầu không, búi trĩ sẽ co lại, giảm chảy máu hiệu quả
Bạn có thể làm se và co búi trĩ bằng các cách sau:
Xông hơi hậu môn bằng trầu không: đun sôi trầu không cùng 1 ít muối hạt, dùng xông hơi hậu môn khoảng 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Đắp lên hậu môn: lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn và đắp lên hậu môn.
Nếu kiên trì thực hiện, búi trĩ sẽ co lại, giảm chảy máu hiệu quả.
Nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ, tốt nhất bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấncó chữa dứt điểm trĩ được không. Tùy vào mức độ bệnh của bạn, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế điều trị trĩ uy tín hiện nay. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh của bạn, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Nếu có nhu cầu thăm khám, bạn có thể đặt lịch online qua tổng đài1900 56 56 56để tránh mất thời gian xếp hàng chờ đợi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!