Tin tức
Chụp phổi sau Covid có cần thiết không - Ảnh hưởng hậu Covid đối với sức khỏe ra sao?
- 24/03/2022 |Chuyên gia chia sẻ: Khi nào cần chụp CT phổi hậu Covid?
- 24/03/2022 |Tư vấn: Ngăn ngừa tổn thương phổi hậu Covid bằng cách nào?
- 25/03/2022 |Khám hậu COVID-19 lần đầu, bệnh nhân may mắn được nhập viện điều trị kịp thời
1. Hậu Covid ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào?
Hiện nay, Covid-19 đã là một căn bệnh phổ biến toàn cầu. Số ca mắc vẫn luôn có xu hướng tăng mạnh mỗi ngày. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, “hậu Covid” là chủ đề được nhiều người quan tâm hơn. Bởi sau khi nhiễm, hầu hết sức khỏe của những bệnh nhân từng mắc bị suy giảm, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút.
Sau Covid-19 để lại nhiều di chứng đáng lo ngại cho người bệnh
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố ba triệu chứng phổ biến thường xuất hiện ở người bệnh sau Covid, bao gồm chức năng nhận thức bị rối loạn, khó thở và mệt mỏi. Bên cạnh đó, tùy vào thể trạng của từng người, những triệu chứng sau Covid và mức độ ảnh hưởng của chúng cũng khác nhau. Hậu Covid thường kéo dài từ 2 - 6 tháng.
Những nhóm đối tượng dễ mắc hậu Covid-19 và cần được theo dõi sức khỏe là: bệnh nhân Covid có nhiều triệu chứng ở tuần thứ nhất, người bệnh Covid phải nhập viện để điều trị, người mắc Covid ở giai đoạn cấp tính khi xét nghiệm máu phát hiện nhiều bất thường, người lớn tuổi bị bệnh, bệnh nhân Covid có bệnh nền sẵn. Những nhóm này, nếu có các dấu hiệu của hậu Covid, cần đến ngay các Trung tâm y tế để thực hiện các kiểm tra cần thiết.
2. Chụp phổi sau covid có cần thiết không? Phương phápchụp cắt lớpvi tính tầm soát tổn thương phổi
Sau khi mắc Covid-19, các cơ quan trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là phổi có thể bị tổn thương nhẹ hoặc nặng. Vì vậy, những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nêu trên và bệnh nhân sau Covid nhưng vẫn tồn tại triệu chứng không thuyên giảm, nên đến các bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm chuyên sâu liên quan. Vậy giải đáp cho câu hỏi “chụp phổi sau Covid có cần thiết không?”, câu trả lời là: Có.
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phổi hay còn gọi là chụp CT phổi giúp kiểm tra, tầm soát tổn thương phổi. Từ đó có những chẩn đoán chính xác nhất tình trạng phổi và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Đây là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa ưu tiên lựa chọn để kiểm tra phổi. Bởi so với chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính cung cấp thông tin nhiều hơn, cho hình ảnh rõ nét hơn, giúp ích trong quá trình đưa ra kết luận bệnh án.
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phổi
Nguyên lý hoạt động của phương pháp chụp cắt lớp vi tính tầm soát tổn thương phổi là:
Người bệnh được đưa vào máy chụp và sau đó chùmtia Xtrong máy sẽ quét qua những bộ phận cần thăm khám.
Đồng thời, thiết bị ghi hình kết nối máy tính cho ra hình ảnh 2 chiều, 3 chiều, rõ nét giúp dễ dàng quan sát, đánh giá, phát hiện những bất thường, tổn thương nếu có.
Dựa trên hình ảnh chụp phổi, các bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương phổi như màng phổi xuất hiện dải mờ; phế quản, phế nang, huyết quản bị giãn so với bình thường; các tổ chức liên kết hay tổ chức kẽ gặp tình trạng dày hơn; Halo đảo ngược; ứ khí ở phổi; các đám đông đặc; huyết phổi; các khối áp xe; tổn thương thâm nhiễm.
Ngoài ra, chụp cắt lớp vi tính còn được áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý hay những tổn thương khác, không thể nhận thấy bằng mắt thường như ung thư, khối u, cục máu đông,… Bên cạnh đó, phương pháp này rất hữu ích trong việc hướng dẫn phẫu thuật.
Phát hiện những tổn thương phổi trên phim chụp
Những lưu ý khi chụp cắt lớp vi tính phổi
Đây là phương pháp sử dụng tia X để lấy hình ảnh nên người bệnh khi chụp, chịu ảnh hưởng của một lượng nhỏ bức xạ. Vì thế, đối với các đối tượng như phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên hạn chế chụp cắt lớp vi tính, nhưng trong một số trường hợp cần thiết, dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, vẫn có thể thực hiện và đồng thời che chắn những bộ phận khác.
Chụp cắt lớp tính là phương pháp an toàn, không gây ra các biến chứng cho người bệnh. Thời gian chụp nhanh chóng, quá trình đơn giản, bệnh nhân không cần nhịn ăn hay nhịn tiểu. Tuy vậy, để thu được kết quả đúng hay băn khoăn không biết mình “chụp phổi sau Covid có cần thiết” nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám và chẩn đoán.
3. MEDLATEC: Địa chỉ uy tín giúp tầm soát tổn thương phổi hậu Covid
Nếu bạn đang phân vân lựa chọn địa chỉ uy tín để chụp phổi sau Covid-19, thì Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là đơn vị y tế đầu tiên ở Việt Nam chính thức được nhận chứng chỉ CAP - Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm của Mỹ. Đồng thời, trở thành Bệnh viện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có Trung tâm Xét nghiệm đạt hai loại chứng chỉ gồm ISO 15189:2012 và CAP. Qua đó, đảm bảo mang đến dịch vụ y tế công nghệ cao, đạt chuẩn quốc tế và cho ra hình ảnh rõ nét, đúng và chính xác.
MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên ở Việt Nam chính thức được nhận chứng chỉ CAP
Không những vậy, Bệnh viện còn có đội ngũ các y bác sĩ chuyên gia hàng đầu về hô hấp và chẩn đoán hình ảnh như: PGS.TS Hoàng Thị Phượng - chuyên gia Hô hấp, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, PGS.TSKH Nguyễn Đình Tuấn - Chuyên gia chẩn đoán hình ảnh,... giúp đưa ra kết luận bệnh án chính xác, đúng bệnh và phương án điều trị với từng tổn thương hậu Covid gây ra.
Phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, cùng Trung tâm chẩn đoán hình ảnh hội tụ các trang thiết bị hiện đại như: máy CT, MRI,... và các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm. Do đó, bạn có thể yên tâm đến thăm khám, kiểm tra và tầm soát tổn thương phổi sau Covid tại MEDLATEC. Ngoài ra, Bệnh viện có rất nhiều chi nhánh ở các vùng miền, nên dù bạn ở đâu cũng có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính ở MEDLATEC và được sự chẩn đoán hình ảnh từ xa cùng đội ngũ chuyên gia đầu ngành.
Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng của hậu Covid-19 hay đang thắc mắc “Chụp phổi sau Covid có cần thiết?” đối với tình trạng sức khỏe của mình, hãy đến trực tiếp Bệnh viện hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng:1900 56 56 56để được giải đáp cụ thể và hướng dẫn đặt lịch thăm khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!