Tin tức
Chụp CT phổi - giải pháp tầm soát ung thư phổi hiệu quả
- 17/06/2020 |Chẩn đoán các bệnh lý bằng phương pháp Chụp CT phổi
- 07/07/2020 |Trước khi chụp CT phổi, nhất định bạn phải biết điều này
- 10/07/2020 |Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật chụp CT phổi
1. Tổng quan về bệnh ung thư phổi
ung thưphổi là gì?
Ung thư phổilà tình trạng các tế bào tăng sinh một cách bất thường không thể kiểm soát được dẫn đến hình thành các khối u ác tính trong phổi. Nếu bệnh không nhanh chóng có sự can thiệp, các khối u sẽ xâm lấn và lan rộng ra các cơ quan khác của cơ thể, đây được gọi là hiện tượng di căn của ung thư.
Các tế bào biểu mô trong phổi phát triển một cách bất thường dẫn đến khối u ác tính
Ung thư phổi hiện nay được xếp trong top 10 những bệnh nguy hiểm gây tỷ lệ tử vong cao nhất. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, ung thư phổi xuất hiện ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.
Tình hình mắc bệnh ung thư phổi hiện nay
Năm 2018, theo nghiên cứu của Globocan, trên toàn thế giới có hơn 18 triệu người mắc bệnh ung thư phổi trong đó, số ca tử vong lên đến 1,5 triệu trường hợp.
Tại Việt Nam, theo thống kê chung ở cả hai giới, số ca mắc bệnh ung thư phổi lên đến hơn 24000, chỉ xếp sau ung thư gan. Tính theo giới tính, ung thư phổi ở nam giới có tỷ lệ mới mắc cao thứ hai với hơn 16000 ca. Còn ung thư phổi ở nữ giới xếp thứ ba sau ung thư vú và ung thư đại tràng với xấp xỉ 7000 ca. Theo ước tính thì tỷ lệ mắc ở nam giới và nữ giới có tỷ lệ 2,4:1.
2. Ung thư phổi xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Những tổn thương về mặt di truyền và sự biến đổi của gen đã làm ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào biểu mô phổi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Một số tác động bên ngoài là lý do dẫn đến tỷ lệ ung thư phổi tăng cao hiện nay bao gồm:
Thuốc lá
Người hút thuốc lá là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao nhất trong số những người thuộc nhóm nguy cơ. Theo nghiên cứu đã chứng minh, khói thuốc lá có đến 73 chất có khả năng gây ung thư và trong số các ca mắc ung thư phổi, 85% nguyên nhân xuất phát từ việc hút thuốc lá.
Hơn nữa, với những người không hút thuốc lá, việc hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Những người sống chung với người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh lên đến gần 30% còn người làm việc trong môi trường có khói thuốc lá có khả năng mắc ung thư phổi gần 20%.
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ ung thư phổi tăng cao
Không khí bị ô nhiễm và chứa các chất độc hại
Môi trường không khí là một trong những môi trường chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các tác động của con người và mức độ ô nhiễm ngày càng tồi tệ hơn. Các hạt vật chất nhỏ, các loại khí thải của xe cộ, than, củi, khí đốt,... được thải vào không khí cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi hiện nay.
Đặc biệt, khí radon là loại khí thải từ quá trình phân hủy của urani và được tìm thấy trong lớp vỏ của trái đất là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau thuốc lá gây ra bệnh ung thư phổi.
Chất amiăng
Amiang là được xem là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh lý ở phổi trong đó có cả ung thư. Khói thuốc lá kết hợp cùng việc tiếp xúc với chất amiăng đẩy nhanh quá trình hình thành của các tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 45 lần so với người bình thường.
Một số nguyên nhân khác
8% các trường hợp mắc ung thư phổi có liên quan đến yếu tố gia đình. Người có người thân mắc bệnh ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với những người không có họ hàng bị bệnh.
Một số kim loại như nhôm, cadimi, hợp chất của crom, hợp chất của berili, sắt, thép, asen, niken,... hoặc sản phẩm của sự cháy, bức xạ ion, các loại khí độc, sản phẩm của cao su, bụi silic,... cũng có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Thực hiệntầm soát ung thư phổi
Tại sao cần thiết phải thực hiện tầm soát bệnh ung thư phổi?
Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không có biểu hiện cụ thể, rõ ràng nên khó nhận biết, từ đó dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Một số có các biểu hiện thông thường tương tư với các bệnh đường hô hấp nên gây nhầm lẫn. Khoảng 80% ung thư phổi ở dạng không tế bào nhỏ và trong số đó chỉ khoảng 30% được phát hiện ở giai đoạn sớm, 70% được phát hiện vào giai đoạn bệnh nặng, có biến chứng với tiên lượng sống thấp.
Tầm soát ung thư phổi để tăng khả năng điều trị cho bệnh nhân
Tầm soát ung thư phổi nhằm mục đích gì?
Tầm soát ung thư phổi sử dụng phương phápchụp cắt lớp vi tínhCT Scanner để phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, khi chưa có biểu hiện rõ ràng. Tầm soát ung thư phổi nhằm phát hiện và có sự can thiệp điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển, biến chứng và di căn của các tế bào ung thư, hỗ trợ việc điều trị và giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.
Phương pháp tầm soát ung thư phổi
Khi thực hiện tầm soát ung thư phổi, bạn cần tiến hành đầy đủ các thủ tục khám kiểm tra như sau:
Khám tổng quát để khảo sát các vấn đề về sức khỏe, nhất là khám chuyên khoa hô hấp.
Thực hiện các xét nghiệm tổng quát và chuyên sâu kiểm tra, đánh giá khối u.
Thực hiện chụp cắt lớp vi tính để quan sát hình ảnh các khối u.
So với phương phápsiêu âmthìchụp CTScanner được lựa chọn phổ biến hơn vì hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sẽ cho kết quả chính xác hơnsiêu âm. Đối với ung thư phổi, hình ảnh chụp CT sẽ hiển thị rõ hơn tất cả các tổn thương hoặc các tế bào bất thường, vị trí, số lượng các khối u được hình thành ở giai đoạn sớm.
Kỹ thuật chụp CT phổi được thực hiện trong tầm soát ung thư
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tầm soát ung thư phổi được thực hiện với kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính phổi 128 dãy cho hình ảnh chi tiết từng cấu trúc biểu mô bên trong phổi, khảo sát các tổn thương, khối u và các bệnh lý viêm nhiễm khác ở phổi. Đồng thời, hình ảnh chụp CT còn cho phép đánh giá các tổn thương các cơ quan xung quanh trong trường hợp ung thư phổi có biến chứng hay dấu hiệu di căn.
Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ uy tín để thực hiện tầm soát ung thư phổi với phương pháp chụp CT thì có thể liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi thông qua hotline:1900 565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!