Tin tức

Chứng khó tiêu: nguyên nhân và biện pháp cải thiện hiệu quả

Ngày 12/03/2021
Tham vấn y khoa:Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Chắc chắn chúng ta đã không ít lần gặp phải triệu chứng khó tiêu, đầy bụng song hầu hết thường là triệu chứng sinh lý do ăn uống không hợp lý. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận vì chứng khó tiêu có thể là dấu hiệu bệnh lý cần điều trị nếu nó xảy ra liên tục đi kèm với triệu chứng tiêu hóa khác.

1. Tại sao bạn bị khó tiêu?

Khó tiêu là một tình trạng tiêu hóa gồm nhóm triệu chứng: Chướng bụng đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn và nôn, đau bụng âm ỉ quanh rốn. Cần phân biệtchứng khó tiêuvới tình trạng ợ nóng bởi triệu chứng khá tương tự nhau.

Khó tiêu xảy ra có thể liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng, ăn uống, sử dụng thuốc điều trị,… Trong khi đó ợ nóng chủ yếu do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đôi khi hai triệu chứng này cùng xảy ra do vấn đề dạ dày và tiêu hóa.

Khó tiêu sẽ xảy ra khi có tình trạng niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với acid dạ dày gây kích thích, yếu tố có thể dẫn tới bao gồm:

Thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Khó tiêu thường xảy ra sau một bữa ăn mà chúng ta ăn quá nhiều, quá nhanh, tiêu thụ nhiều thức ăn giàu chất béo, cay nóng. Ăn nhiều Chocolate, soda hoặc uống nhiều bia rượu, thức uống caffein cũng gây ra tình trạng này.

Tác dụng phụ của thuốc, hóa chất điều trị hoặc tác dụng phụ của xạ trị

Nhiều loại thuốc điều trị có thể gây ra tình trạng tích tụ hơi, đầy hơi, khó tiêu như:

  • Thuốc tránh thai, đặc biệt khi sử dụng thường xuyên.

  • Thuốc kháng viêm không steroid như aspirin.

  • Thuốc bổ sung estrogen.

  • Thuốc chứa nitrat gây tăng huyết áp và khó tiêu.

  • Thuốc kháng sinh và thuốc chữa bệnh tuyến giáp.

Chứng khó tiêu thường xảy ra sau bữa ăn quá no với thực phẩm khó tiêu hóa

Khó tiêu thường xảy ra sau bữa ăn quá no với thực phẩm khó tiêu hóa

Nguyên nhân bệnh lý

Chứng khó tiêucó thể là triệu chứng của các bệnh lý như:

  • Bệnh sỏi mật, thoát vị hoành, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tụy, ung thư dạ dày.

  • Hệ quả của tình trạng lo âu, căng thẳng thường xuyên.

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn HP gây ra.

  • Thừa cân béo phì.

Hầu hết các trường hợp bị chứng khó tiêu cấp tính là do thói quen ăn uống không lành mạnh và sẽ được cải thiện nhanh chóng. Song cần cẩn thận nếu chứng khó tiêu đi kèm với triệu chứng khác thì có thể do nguyên nhân bệnh lý cần điều trị. Không phải trường hợp nào cũng xác định được nguyên nhân cụ thể gây khó tiêu, đôi khi bạn bị khó tiêu do sự suy yếu chức năng dạ dày, không do một yếu tố xác định nào.

2. Chứng khó tiêu có cần điều trị không?

Phần lớn người bị khó tiêu không cần thiết phải điều trị khi đây là triệu chứng do ăn uống, sinh hoạt gây ra. Nếu triệu chứng xảy ra trong thời gian ngắn, không tái phát khi thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh thì không cần thiết phải thăm khám và điều trị.

Chứng khó tiêu sinh lý thường không cần điều trị

Chứng khó tiêu sinh lý thường không cần điều trị

Chứng khó tiêu có thể cần chẩn đoán và điều trị nếu bạn từng có tiền sử mắc bệnh dạ dày. Cùng với đó là triệu chứng đi kèm nghi ngờ nguyên nhân bệnh lý, cần chẩn đoán xác định nguyên nhân bằng xét nghiệm như:

- Xét nghiệm máu: Nếu khó tiêu đi kèm với chứng thiếu máu hoặc nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng.

- Xét nghiệm vi khuẩn HP qua hơi thở và kháng nguyên phân để xác định sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày.

- Nội soi đường tiêu hóa trên nếu nghi ngờ chứng khó tiêu do có tổn thương thực thể tại ống tiêu hóa.

- Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm ổ bụng, chụp CT, chụp X-quang để thăm dò đánh giá sơ bộ các cơ quan trong ổ bụng.

- Xét nghiệm chức năng gan: Nếu chứng khó tiêu đi kèm với dấu hiệu bệnh lý gan, nguyên nhân có thể do vấn đề bệnh lý của cơ quan này.

Nếu chứng khó tiêu do bệnh lý, cần điều trị từ nguyên nhân mới có thể cải thiện được tình trạng này. Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng và thay đổi liều lượng.

3. Biện pháp cải thiện chứng khó tiêu đơn giản

Một số cách đơn giản sau sẽ giúp bạn giảmchứng khó tiêuhiệu quả cũng như nguy cơ tái phát tình trạng này mà không cần dùng thuốc.

Bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu

Bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu

3.1. Bổ sung nhiều chất xơ

Chế độ ăn giàu đạm và chất béo, ít chất xơ khiến dạ dày vàhệ tiêu hóacần thời gian “xử lý” lâu hơn, gây ra tình trạng khó tiêu. Vì thế, bổ sung chất xơ để cải thiện chức năng đường ruột và tiêu hóa không gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bạn nên bổ sung đều đặn chất xơ từ chế độ ăn uống hàng ngày, không chỉ khi bị khó tiêu và dừng lại khi khó tiêu biến mất. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt bạn có thể lựa chọn như: rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, quả mọng,…

Đặc biệt chất xơ hòa tan trong ngũ cốc nguyên hạt và quả mọng còn có tác dụng làm chậm quá trình lưu chuyển thực phẩm từ dạ dày đến ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy nếu bạn đang mắc phải.

3.2. Bổ sung men vi sinh

Khó tiêu có thể do chức năng tiêu hóa của dạ dày suy giảm hoặc rối loạn cân bằng vi sinh trong đường ruột, để cải thiện vấn đề này thì bổ sung men vi sinh là một cách hiệu quả. Men vi sinh chính là 1 loạivi khuẩnđược tạo nên trong quá trình lên men của thực phẩm, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu,tiêu chảy.

Bổ sung men vi sinh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, nhất là ở người uốngkháng sinhhoặc ăn uống không lành mạnh.

Trà có tác dụng tốt với sức khỏe và hệ tiêu hóa

Trà có tác dụng tốt với sức khỏe và hệ tiêu hóa

3.3. Uống trà

Có nhiều loại trà giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa chứng khó tiêu như:

  • Trà gừng.

  • Trà hoa cúc.

  • Trà bạc hà.

Nên uống trà vào buổi sáng vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa có nhiều tác dụng với sức khỏe vì cung cấp nhiều chất chống oxy hóa.

3.4. Sử dụng baking soda

Chứng khó tiêukhiến bạn vô cùng khó chịu? Hãy thử sử dụng baking soda với thành phần chính là natri hydrocarbonat để trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu. Bạn hòa tan khoảng ¼ thìa canh baking soda với cốc nước ấm, uống trực tiếp.

Chứng khó tiêu thường do ăn uống quá nhiều đạm và chất béo, ít chất xơ khiến dạ dày cần thời gian lâu hơn để chuyển hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu chứng khó tiêu đi kèm với triệu chứng khác thì có thể nguyên nhân do bệnh lý cần thăm khám và điều trị.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map