Tin tức
Chữa bệnh tâm thần tại nhà có hiệu quả không?
- 18/02/2023 |Nhận diện những triệu chứng tâm thần nhẹ để điều trị kịp thời, hiệu quả
- 07/04/2022 |Những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt
- 26/09/2023 |Thuốc tâm thần và những điều cần lưu ý
1. Khái quát về bệnh tâm thần
Bệnh tâm thầnlà thuật ngữ chung được dùng để nói về vấn đề sức khỏe tâm thần với các dấu hiệu thường xuyên lặp lại, gây căng thẳng và suy giảm cuộc sống. Hầu hết các triệu chứng bệnh tâm thần có thể được điều trị thông qua tư vấn tâm lý kết hợp dùng thuốc.
Các dấu hiệu bệnh tâm thần mức nhẹ
Bệnh tâm thần không chỉ giới hạn ở một dạng rối loạn duy nhất mà bao gồm nhiều dạng khác nhau. Điển hình là: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần phân liệt,.... Mỗi loại bệnh tâm thần đều có những đặc điểm riêng.
Các dấu hiệu tâm thần có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của người bệnh. Thường gặp nhất là:
- Có dấu hiệu bất thường về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi.
- Hay cảm thấy buồn.
- Thường xuyên lo lắng, sợ hãi.
- Xa lánh người xung quanh, không muốn tham gia hoạt động.
- Gặp vấn đề về giấc ngủ.
- Ảo giác hoặc ảo tưởng.
- Thường xuyên căng thẳng hoặc không có khả năng đối phó với các vấn đề trong cuộc sống.
- Lạm dụng chất kích thích.
- Thói quen ăn uống có sự thay đổi đáng kể.
- Không kiểm soát được cảm xúc nên tức giận hoặc thù địch, bạo lực quá mức.
- Suy nghĩ tự sát.
2. Chữa bệnh tâm thần tại nhà bằng cách nào?
2.1. Tổng quan về phương pháp điều trị bệnh tâm thần
Có nhiều dạng bệnh tâm thần và một bệnh đều có phương pháp điều trị khác nhau: dùng thuốc, trị liệu tâm lý, liệu pháp tái thích ứng cộng đồng,... Nếu được phát hiện để điều trị ngay thì rối loạn tâm thần có thể chữa khỏi được. Bác sĩ sẽ căn cứ vào thực trạng bệnh của từng bệnh nhân để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Người có dấu hiệu tâm thần cần được bác sĩ chuyên khoa khám và thực hiện các biện pháp chẩn đoán phù hợp
2.2. Chữa bệnh tâm thần tại nhà: cách thực hiện và hiệu quả đạt được
Nếu tình trạng bệnh tâm thần chỉ ở mức độ nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sống lành mạnh. Nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để có liệu pháp tâm lý kết hợp dùng thuốc phù hợp để điều trị.
Để chăm sóc và hỗ trợchữa bệnh tâm thần tại nhà,bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:
2.2.1. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống rất cần được chú ý khi chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân tâm thần. Vì thế, cần tạo dựng cho họ một thực đơn có đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe và một chế độ ăn uống khoa học.
Một số chất dinh dưỡng có chứa trong thực phẩm ăn uống hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với việc giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng,mệt mỏicủa bệnh nhân tâm thần như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc,…
2.2.2. Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, điều độ
Căng thẳng chính là yếu tố làm trầm trọng hơn các vấn đề rối loạn tâm thần. Vì thế, để chữa bệnh tâm thần tại nhà, người bệnh cần có được chế độ nghỉ ngơi và làm việc cân bằng sao cho không bị áp lực. Trong quá trình học tập và làm việc, người bệnh cần được nghỉ ngơi và thư giãn ngay khi có dấu hiệu căng thẳng, mệt mỏi.
Ngoài ra, giấc ngủ chất lượng cũng rất cần thiết đối với bệnh nhân tâm thần. Thường xuyên mất ngủ, ngủ kém sẽ khiến cơ thể họ mệt mỏi và tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần đảm bảo người bệnh được ngủ đủ 7 - 8 giờ/ngày với giấc ngủ chất lượng.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị tâm thần có thể áp dụng một số liệu pháp hỗ trợ như uống trà thảo mộc, massage trước khi ngủ, ngâm chân bằng nước ấm, nghe nhạc,...
Để chữa bệnh tâm thần tại nhà cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học cho người bệnh
2.2.3. Luyện tập thể thao đều đặn
Lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Duy trì tập luyện như vậy trong 30 phút mỗi ngày là điều cần thiết để chữa bệnh tâm thần tại nhà.
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể sản sinh ra hormone hạnh phúc, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng cho người bệnh.
2.2.4. Không dùng chất kích thích
Sử dụng chất kích thích dưới bất cứ hình thức nào đều có nguy cơ ảnh hưởng đến não và những cơ quan khác trong cơ thể. Điển hình là người bệnh dễ bị ảo giác, khó chịu, không kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân.
Trong trường hợp cần dùng đến rượu thì hãy lựa chọn cho người bệnh một loại rượu nhẹ phù hợp với độ tuổi phù hợp và tuyệt đối không được lạm dụng.
2.2.5. Tự tin vào bản thân và làm điều bạn thích
Nếu bạn cảm thấy thất vọng về bản thân mình thì đừng tự đánh giá mình. Thay vào đó, hãy tìm cho mình một điểm mạnh, một hướng nghĩ tích cực để lấy lại cảm giác tự tin. Đây là cách giúp sức khỏe tâm thần được cân bằng, giảm thiểu tối đa những hệ lụy từ suy nghĩ tiêu cực.
2.2.6. Chia sẻ và kết nối với mọi người xung quanh
Cần giúp đỡ người bị tâm thần để họ thoải mái chia sẻ về khó khăn gặp phải với gia đình, bạn bè. Đây là cách giúp họ cảm thấy yên tâm và thoát khỏi trạng thái căng thẳng.
Khi người bị tâm thần cảm thấy tin tưởng một ai đó và sẵn sàng trò chuyện với họ thì đời sống tinh thần của người bệnh sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân tâm thần cần có những buổi điều trị tâm lý tại nhà
2.2.7. Hỗ trợ tâm lý chuyên sâu
Mặc dù tự chăm sóc tâm lý tại nhà có thể mang lại những cải thiện đáng kể, nhưng trong một số trường hợp bị tâm thần nghiêm trọng, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý là không thể thiếu.
Tư vấn tâm lý là quá trình tương tác giữa bệnh nhân và chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về tâm lý và cảm xúc của người bệnh. Quá trình tư vấn tâm lý có thể được thực hiện với từng cá nhân hoặc một nhóm, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng của người bệnh.
Việc tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý chuyên sâu không chỉ mang lại những lợi ích ngay lập tức mà còn là giải pháp lâu dài để cải thiện sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của người bị tâm thần.
2.2.8. Điều trị bằng thuốc
Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc có thể là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân như thuốc chống lo âu, chốngtrầm cảm,...
Chữa bệnh tâm thần tại nhàlà một hành trình đầy thách thức nhưng cũng là giải pháp để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, quá trình này cần có sự chỉ dẫn, tư vấn và sự hỗ trợ khi cần thiết của bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!