Tin tức
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp và cách tăng độ bão hòa oxy trong máu
- 20/06/2023 |Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?
- 17/10/2023 |Tìm hiểu về thở CPAP trong điều trị suy hô hấp ở trẻ em
- 12/05/2024 |Tình trạng suy hô hấp và các phân độ suy hô hấp
1. Bạn biết gì về chỉ số SpO2?
SpO2 chính là chỉ số bão hòa oxy trong máu (viết tắt của Saturation Of Peripheral Oxygen). Giá trị của chỉ số này được đo bằng máy chuyên dụng, tùy thiết kế máy mà cách sử dụng khác nhau, có thể kẹp vào đầu ngón tay, kẹp vào ngón chân hoặc kẹp vào dái tai.
- Đối với một người khỏe mạnh, chỉ số SpO2 sẽ dao động trong khoảng 95 - 100%.
- Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn cần phải đạt trên 94%.
- Những trường hợp chỉ số SpO2 dưới 95% thì được đánh giá là thấp, thiếu oxy trong máu. Chỉ số SpO2 càng thấp thì tình trạngsuy hô hấpcàng nghiêm trọng.
Hình ảnh là máy đo chỉ số bão hòa oxy trong máu SpO2
Chỉ số SpO2 đóng vai trò quan trọng:
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của những bệnh nhân đang cấp cứu, đặc biệt là trường hợp thở máy hoặc thở oxy.
- Xác định những trường hợp bị ngộ độc khí CO đồng thời theo dõi độ bão hòa oxy trong máu của bệnh nhân.
- Đánh giá tình trạng thông khí đối với cơ thể bình thường.
- Theo dõi sức khỏe và hỗ trợ điều trị những bệnh nhân đang bị bệnh về đường hô hấp để biết khi nào bệnh nhân cần bổ sung lượng oxy cho cơ thể.
2. Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp?
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Nếu chỉ số SpO2 dao động từ 93 - 95% thì được đánh giá ở mức độ suy hô hấp trung bình. Tùy theo tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định cho thở oxy.
- Nếu chỉ số SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% cần thở oxy thì đây chính là dấu hiệu của suy hô hấp.
- Nếu chỉ số SpO2 dưới 90% thì bệnh nhân đang bị suy hô hấp rất nặng và cần cấp cứu lâm sàng để tránh tình trạng nguy hiểm.
Với trẻ em, những trường hợp không thở oxy có chỉ số SpO2 dưới 92% hoặc đang thở oxy với hàm lượng oxy trong máu dưới 95% thì được đánh giá là suy hô hấp nặng. Nếutrẻ sơ sinhcó nồng độ oxy trong máu dưới 90% thì được nghi ngờ bịtim bẩm sinh. Khi đó, trẻ cần được theo dõi tích cực và kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện bất thường từ đó xử lý bệnh kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng về sau.
Khi bệnh nhân có chỉ số SpO2 dưới 95% thì đây là dấu hiệu của suy hô hấp
3. Khi nào cần đo SpO2?
Hiện nay, đo chỉ số SpO2 được áp dụng rất phổ biến tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả đo độ bão hòa oxy trong máu cũng chính xác tuyệt đối.
Những trường hợp cần đo:
Những bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp thường sẽ được chỉ định đo chỉ số SpO2 để đánh giá tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, nhiều trường hợp khác cũng cần phải kiểm tra chỉ số này, bao gồm:
- Bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
- Bệnh nhân đang điều trị Covid-19.
- Trẻ sơ sinh đang được theo dõi sức khỏe hoặc những em bé sinh non.
- Bệnh nhân đang được tiến hành phẫu thuật.
- Bệnh nhân bị tai biến,đột quỵhoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác đang được theo dõi tích cực hoặc trong quá trình hồi sức cấp cứu.
Các yếu tố ảnh hưởng kết quả đo:
Kết quả đo độ bão hòa oxy trong máu SpO2 có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sai lệch bởi các yếu tố sau:
- Người bệnh cử động liên tục trong lúc kiểm tra chỉ số SpO2.
- Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc co thắt mạch máu.
- Những trường hợphuyết ápbất thường hoặc thân nhiệt hạ.
- Bệnh nhân đang bị các bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nồng độ Hb trong máu.
- Mỹ phẩm hoặc gel sơn móng tay, sử dụng móng giả,… cũng có thể khiến chỉ số SpO2 thay đổi.
- Máy đo chỉ số SpO2 bị lỗi hoặc đo ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp.
Thân nhiệt hạ có thể khiến chỉ số SpO2 thay đổi
4. Cần làm gì để tăng chỉ số SpO2?
Khi chỉ số SpO2 thấp sẽ khiến người bệnhmệt mỏi, thở mệt và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, thậm chí là đe dọa tính mạng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, để tăng độ bão hòa oxy trong máu, người bệnh cần lưu ý:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, chất béo không no.
- Tập thể dục thường xuyên và phù hợp với thể trạng để tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, không tập quá sức, đặc biệt là với bệnh nhân đang bị suy hô hấp hoặc chỉ số SpO2 giảm.
- Luyện các bài tập hít thở sâu để phổi lấy nhiều oxy hơn từ đó phân phối đến các cơ quan khác. Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra 20 - 30 phút luyện tập hoặc chia làm nhiều lần tập trong ngày.
- Không thay đổi tư thế một cách đột ngột.
- Không sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, rượu, bia,… trong thời gian bị bệnh và kể cả khi cơ thể đã phục hồi sức khỏe.
- Hạn chế đến những khu vực có không khí ô nhiễm, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, đeokhẩu trangthường xuyên mỗi khi ra ngoài.
- Đảm bảo môi trường không khí xung quanh nhà luôn sạch sẽ, tăng cường chất lượng lưu thông khí.
- Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường thì cần phải báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp. Nếu bạn còn những thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn kiểm tra sức khỏe, hãy đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể.
Bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng suy hô hấp
Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp củaMEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài1900 56 56 56sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!